Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về ĐTXDCB tại Bộ Thương mại

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về ĐTXDCB tại Bộ Thương mại
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
    Với sự phát triển có tính tất yếu của ngành Thương mại và trước yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nói chung, ngành Thương mại nói riêng, công cuộc đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) ngày càng lớn về cả quy mô lẫn trình độ công nghệ. Để sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, việc tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ĐTXDCB có ý nghĩa lý luận và thực tiễn bức xúc trên nhiều mặt cả về kinh tế xã hội, chính trị, văn hoá, môi trường, cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
    Vì vậy, em đã chọn đề tài: " Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về ĐTXDCB tại Bộ Thương mại " làm đề tài chuyên đề thực tập của mình.
    2. Đối tượng và giới hạn của đề tài
    * Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN) về ĐTXDCB và chủ yếu là hiệu quả vốn đầu tư.
    * Giới hạn của đề tài: Tại Bộ Thương mại và dưới góc độ QLNN về ĐTXDCB.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
    * Mục đích: Góp phần tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ĐTXDCB nói chung, với Bộ Thương mại nói riêng.
    * Nhiệm vụ của đề tài:
    - Làm rõ thêm về lý luận hiệu quả QLNN về ĐTXDCB
    - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả QLNN về ĐTXDCB ở Bộ Thương mại.
    - Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN ĐTXDCB nói chung, với Bộ Thương mại nói riêng.
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
    Để thực hiện, đề tài vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
    - Phương pháp logic, lịch sử.
    - Phương pháp so sánh - đối chiếu.
    - Phương pháp thống kê
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp
    - Phương pháp mô hình hoá.
    5. Kết cấu:
    Phù hợp với đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ đã được xác định trên đây, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn gồm 3 phần:
    Chương I: Những vấn đề lý luận chung về ĐTXDCB và QLNN trong ĐTXDCB
    Chương II: Thực trạng và hiệu quả QLNN về ĐTXDCB ở Bộ Thương mại
    Chương III: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về ĐTXDCB tại Bộ Thương mại



    Kết luận​
    Qua những phân tích và số liệu cụ thể ở trên, có thể thấy tầm quan trọng của quản lý đầu tơư nói chung và QLNN về ĐTXDCB nói riêng. Việc quản lý ĐTXDCB hiệu quả có ảnh hươởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của từng địa phơương, từng ngành và cả nơước, phục vụ đời sống nhân dân.
    Thương mại là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế. Thương mại trong thế kỷ mới có rất nhiều cơ hội nhưng cũng rủi ro. Với thế và lực ngày càng mạnh của Việt Nam trên trường quốc tế, ngành Thương mại cũng như các ngành kinh tế khác đứng trước những cơ hội, đồng thời cũng gặp những thách thức không nhỏ. Công tác quản lý ĐTXDCB đã phát huy vị trí và vai trò của mình tạo cơ sở vật chất, phát triển ngành Thương mại. Tuy nhiên so với yêu cầu của tình hình và thực trạng phát triển đòi hỏi công tác này phải vơươn lên một tầm mới có tính khoa học, khách quan và hiệu quả hơn, khắc phục những mặt tồn tại. Nhơư vậy, quản lý ĐTXDCB hiệu quả là việc cần thiết, có tính thời sự.
    Để thực hiện đơược điều này, cần có sự quan tâm của Nhà nước, lãnh đạo ngành, và của các đơn vị cơ sở. Các chủ thể tham gia quản lý ĐTXDCB phải tuân thủ chặt chẽ trật tự, kỷ cươơng thủ tục trình tự ĐTXDCB ; khắc phục những tiêu cực, vi phạm của các chủ thể quản lý; Khắc phục những hạn chế khách quan để giảm lãng phí thất thoát tham nhũng.
    Tuy nhiên trong quá trình phát triển, mọi sự luôn biến đổi không ngừng Vì vậy, mọi cơ chế, chính sách về quản lý ĐTXDCB ơ cũng cần có những biến đổi hoàn thiện cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lươợng sản xuất. Với cách nhìn nhận xét đoán tỉnh táo, khách quan, các chủ thể quản lý cần không ngừng nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý ĐTXDCB; góp phần vào tiến trình đổi mới của đất nơước, đơưa Việt Nam vững bơước đi lên CNXH, tạo cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nươớc, thực hiện dân giàu, nơước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, đời sống nhân dân đươợc ấm no hạnh phúc
     
Đang tải...