Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học thông qua ứng dụng côn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1. Lý do chọn đề tài

    MỞ ĐẦU



    Ở tất cả các nước trên thế giới khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục đại học đều là thành trụ cột cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và khoa học giáo dục nói riêng của các nước đó. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này: giáo dục đại học là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, có chất lượng để đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội cho từng địa phương và cả nước; giáo dục đại học là hạt nhân cơ bản để xây dựng nền kinh tế tri thức.
    Thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo: “Giáo dục cho mọi người”; “Cả nước trở thành một xã hội học tập”, giáo dục đại học Việt Nam còn phải thực hiện bước chuyển từ “Đại học tinh hoa” sang “Đại học đại chúng” nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, học thường xuyên, học suốt đời ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Con đường tất yếu phải thực hiện là “phát triển nhanh quy mô; đồng thời phải bảo đảm về chất lượng”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Đẩy mạnh giáo dục trong nhân dân bằng các hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”. Như vậy, cùng với giáo dục đại học chính quy, giáo dục đại học không chính quy (trong đó có cả hệ vừa làm vừa học) đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 của đất nước.
    Thực hiện mục tiêu mở rộng đào tạo đại học theo hướng phát triển nhanh quy mô, đảm bảo chất lượng, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên đã liên kết với các trường Đại học tổ chức đào tạo các lớp đại học vừa làm vừa học đáp ứng nhu cầu của người lao động. Nhưng cùng với
    sự tăng trưởng về số lượng các lớp, số lượng, chất lượng đào tạo vẫn còn là điều phải làm cho cả xã hội quan tâm. Chất lượng đào tạo vừa làm vừa học trong nhiều năm đã xuống cấp do nhiều lý do. Một trong những lý do làm cho chất lượng giảm sút là ở khâu quản lý.
    Công nghệ thông tin là một ngành khoa học mới, là một trong những ngành thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Điều này đã được Nhà nước xác định rõ ràng trong Luật Công nghệ cao năm 2008 và được ưu tiên phát triển. Nghị định 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 đã xác định quan điểm phát triển ngành công nghệ mũi nhọn theo hướng tiếp thu những thành công của công nghệ ngoài nước, đồng thời phát triển công nghệ trong nước, ứng dụng vào quản lý các ngành kinh tế - xã hội, dịch vụ . Công nghệ thông tin ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển rất mạnh, sâu sắc, toàn diện. Thiết bị của ngành công nghệ thông tin càng ngày càng phổ biến trong cuộc sống cũng như trong các ngành khoa học. Những kiến thức về tin học nay đã trở thành kiến thức phổ dụng, kỹ năng về tin học hiện nay được coi như những kỹ năng thông thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như đọc, nói, viết. Cơ sở hạ tầng về truyền thông càng ngày càng phát triển mạnh, rộng rãi, tốc độ truyền tin ngày càng cao. Hiện nay, thông tin được phổ biến rộng rãi, nhanh chóng bằng nhiều phương tiện khác nhau, các phương tiện truyền thông được sử dụng một cách dễ dàng, đơn giản và phổ thông.

    Trong bối cảnh đó, hiện nay, nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị đã ứng dụng toàn diện và khá triệt để công nghệ thông tin trong quản lý. Việc ứng dụng công nghệ cao vào quản lý đưa lại hiệu quả lớn như tốc độ nhanh, độ chính xác, độ tin cậy cao, không cần sức người can thiệp nhiều. Ban giám đốc Trung tâm đã rất quan tâm đến vấn đề này, đã có nhiều đầu tư cụ thể cho công nghệ thông tin. Song việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đào tạo tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên chưa được phát triển tương xứng.


    Vì các lý do nêu trên tôi chọn đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học thông qua ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên để nghiên cứu.
    2. Mục đích của đề tài

    Đề tài này nhằm đề ra những biện pháp, yêu cầu, quy định nhằm nâng cao chất lượng quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những nội dung quản lý liên kết đào tạo hệ vừa làm vừa học, những khâu trong quá trình có thể sử dụng công nghệ thông tin có hiệu quả. Phạm vi nghiên cứu tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Nghiên cứu những lý luận về quản lý, quản lý đào tạo.

    - Nghiên cứu thực trạng của việc ứng dụng CNTT vào quản lý đào tạo tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo dựa vào việc tăng cường ứng dụng CNTT.
    5. Giả thuyết khoa học

    Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên đã có những thành tựu nhất định trong quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học, nhưng vẫn còn những điểm hạn chế. Việc ứng dụng CNTT vào quản lý đào tạo đã mang lại những hiệu quả nhất định. Nếu tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học thì sẽ có những kết quả lớn hơn.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp nghiên cứu lý luận. Gồm những quan điểm, những định hướng để soi sáng, định hướng cho quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu lý luận giúp cho việc ứng dụng trong thực tế được linh hoạt, theo đúng mục tiêu mục đích đã xác định.
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Gồm các phương pháp điều tra bằng anket, phương pháp nghiên cứu thực tế, quan sát, phỏng vấn.
    - Phương pháp toán học. Phương pháp toán học để thống kê, tính toán trên các số liệu thu thập được từ thực tế.
    - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.

    7. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài chỉ nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thông qua việc ứng dụng CNTT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên.
    8. Cấu trúc của luận văn

    Luận văn gồm 64 trang (không kể phụ lục và tài liệu tham khảo), gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và khuyến nghị.
    Phần mở đầu nêu những vấn đề chung của đề tài. Phần nội dung bố trí thành 3 chương.
    Chương 1: Cơ sở lý luận.

    Chương 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Chương 3. Một số giải pháp.
    Phần kết luận và khuyến nghị nêu những kết luận và khuyến nghị của tác giả.




    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích của đề tài . 3
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    5. Giả thuyết khoa học 3
    6. Phương pháp nghiên cứu 4
    7. Phạm vi nghiên cứu 4
    8. Cấu trúc của luận văn . 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 5
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
    1.1.1. Khái niệm về quản lý 5
    1.1.2. Quản lý giáo dục . 11
    1.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục . 16
    1.2.1. Khái niệm công nghệ thông tin . 16
    1.2.2. Công nghệ thông tin có những đặc điểm sau: 16
    1.3. Những vấn đề liên quan đến quản lý đào tạo 19
    1.3.1. Đặc điểm của công tác quản lý đào tạo vừa làm vừa học 19
    1.3.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo . 21
    Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 28
    2.1. Đặc điểm chung của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên . 28
    2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên . 33
    2.3. Năng lực sử dụng CNTT và nhu cần ứng dụng CNTT vào quản lý đào tạo . 35
    2.4. Một số nhận xét về thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý đào tạo . 36
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP . 39
    3.1. Nguyên tắc đề xuất 39
    3.2. Nội dung các giải pháp 40
    3.3. Khảo nghiệm các giải pháp 62
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 65
    1. Kết luận 65
    2. Khuyến nghị . 66
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67



    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


    CNTT Công nghệ thông tin

    CP Chính phủ

    GDTX Giáo dục thường xuyên

    GS Giáo sư

    LAN Local network area – Mạng nội bộ

    NĐ Nghị định Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sự
    TCVN 3 Tiêu chuẩn Việt Nam 3

    TS Tiến sỹ

    WEB Trang thông tin điện tử
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...