Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh chăm p

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài Luận văn Thạc sỹ 2013: "Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc"

    1. Tính cấp thiết của đề tài.


    Thực hiện chủ chương đổi mới của Đảng và nhà nước trong việc mở cửa hợp tác và quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới, nhiều năm qua tỉnh Chăm Pa Sắc đã có sự thay đổi và phát triển mọi mặt, có tốc độ phát triển kinh tế và thu ngân sách caotrong khu vực và cả nước. Cùng với sự phát triển kinh teescuar đất nước và địa phương, bên cạnh những kết quả đạt được thì các cơ quan có thẩm quyền và nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc phải đối diên với mặt trái của nền kinh teesthij trường, những vấn đề xã hội phát sinh và nhất là tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp về quy mô, tính chất mức độ nguy hiểm. Đặc biệt là các tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân chiếm tỷ lệ tương đối cao trong cơ cấu tội phạm của địa phương đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng sức khỏe, quyền sở hữu, danh dự nhân phẩm của nhân dân, đồng thời còn tác động xấu tới an ninh, trật tự ,sự ổn định và phát triển bền vững của xã xã hội tại địa phương, hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, táo bạo , xảo quyệt, có tính chất nguy hiểm làm cho tình hình an ninh trật tự tại địa phương mất ổn định, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, mất long tin của nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật.

    Trong những năm gần đây,mặc dù thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã ra sức trấn áp các loại tội phạm nhưng tình tội phạm vẫn không có chiều hướng giảm mà còn tăng lên, thủ đoạn phạm tội luôn có nhiều biến đổi xảy ra trên nhiều địa bàn cả tỉnh với nhiều đối tượng tham gia. Mặc dù chính quyền và các cơ quan có liên quan đã quan tâm đến công tắc phòng ngừa đã đạt được kết quả nhất định, song do địa bàn phức tạp và cùng với yếu tố chủ quan, khách quan khác nên kết quả công tác phòng ngừa chống loại tội phạm nay vẫn còn nhiều hạn chế bất cấp như: tin báo, tố giác về tội phạm chưa đủ, sự phối hợp giữa các lực lượng chưa được tốt, lưc lượng tiến hành công tác phòng ngừa còn mỏng, phương tiên, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động phòng ngừa còn thiếu, chưa hiện đại.

    Nhìn nhận từ bình diện lý luận cho thấy, mặc dù đã có những công trình ngiên cứu về điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu tại các địa bàn khác nhau nhưng cho đến nay ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chún tôi, trong khoa học phòng ngừa tội phạm vẫn chưa có công trình nào ngiên cứu một cách chuyên sâu về công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu xảy ra tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

    Xuất phát từ việc cần thống nhất về lý luận phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân và tổng kết thực tiễn của loại tội phạm này để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng, tội lựa chọn và ngiên cứu đề tài: “ Phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc – nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”.

    2. Mục đích, nhiêm vụ ngiên cứu luận văn

    Mục đích.
    Làm sáng tỏ một số vẫn đề lý luận và thực tiễn của công tác phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân của cơ quan có liên quan nhăm tìm ra những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân tồn tại của nó từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất, giải pháp hoàn thiện về mặt lý luận và nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân của cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc- nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.


    Nhiệm vụ
    + Phân tích pháp dấu hiệu pháp lý hình sự về các tội xâm phạm sở hữu của công dân theo pháp luật hình sự nước CHDCND Lào.
    + Đánh giá tình hình tội xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc từ năm 2008 đến 2012.
    + Phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu công dân trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc.
    + Xây dựng các giải pháp phòng ngừa tội xâm phạm sở hữu công dân trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc.

    3. Phạm vi nghiên cứu luận văn.
    Nghiên cứu tình hình tội xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc từ năm 2008 đến 2012.

    4. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn của hoạt độngphòng ngừa tội phạm xâm phạm sử hữu của cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc-nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Cụ thể là việc tổ chức tiến hành các hoạt động pháp lý, nghiệp vụ để phát hiện, thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin tài liệu, chứng cứ nhằm làm rõ sự thật của tội phạm xâm phạm sở hữu xảy ra trên địa bàn tỉnh Căm Pa Sắc- nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận văn
    Luận văn được thực hiện trên cơ phương pháp luận của chủ nghĩa Mác lê nin, các quan điểm của Đảng và nhà nước CHDCND Lào công tác phòng ngừa tội phạm đảm bảo an ninh trật tự nói chung và chính sách hình sự của của nhà nước Lào trong hoạt động điều tra xử lý tội phạm nói riêng.
    Đồng thời luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp quy nạp, so sánh, khảo sát thực tế, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tọa đàm trao đổi với những cán bộ, chuyên gia trực tiếp làm trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu của cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc- nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

    Luận văn là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu của cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc- nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, nên các kết quả rút ra qua nghiên cứu luận văn sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Ý nghĩa lý luận thể hiên ở chỗ, luận văn góp phần từng bước hoàn thiện lý luận chuyên ngành điều tra đối với một loại tội phạm cụ thể. Ở phía thực tiễn, những kết luận, chỉ dẫn về nghiệp vụ phòng ngừa có thể được cán bộ thực tiễn tham khảo vận dụng trong phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu để nâng cao hiệu quả đấu tranh loại tội phạm này.
    Mặt khác nó còn có ý nghĩa về mặt lý luận là tổng kết những bài học kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa loại tội phạm này của các địa pương khác cũng như cả nước để phục vụ quá trình nghiên cứu, giảng dạy và làm phong phú thêm lý luận đấu tranh phòng ngừa tội phạm cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự của quốc gia.

    7. Bố cục của luận văn
    Đề tài được chia thành ba nội dung chính:
    + Chương 1: Tội xâm phạm sở hữu của công dân theo pháp luật hình của Lào và tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc- nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
    + Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện phạm tội xâm phạm sở hữu công dân và công tác phòng ngừa trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc trong những năm vừa qua.
    + Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc.

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA NƯỚC CHDCND LÀO VÀ TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CỦA CÔNG DÂN 4
    Các dấu hiệu pháp lý hình sự các tội xâm phạm sở hữu của công dân theo pháp luật hình sự nước CHDCND Lào . 5
    Tội cướp tài sản ( điều 118 BLHS ) . 5
    Tội trộm cắp và cướp giật tài sản ( điều 119 BLHS ) . 6
    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ( điều 120 BLHS ) 8
    Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ( điều 121 BLHS ) . 8
    Tội phá hủy hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản ( điều 122 BLHS ) . 9
    Tội chiếm giữ trái phép tài sản ( điều 123 BLHS ) 10
    Tội che giấu, mua bán tài sản của công dân trái phép(điều 124 BLHS) .10
    Tội vô ý tiêu hủy tài sản của công dân ( điều 125 BLHS ) .11
    Tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc 12
    Thực trạng các tội xâm phạm sở hữu của công dân . 12
    Động thái của tình hình các tội xâm phạm sở hữu của công dân . 16
    Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu của công dân 18
    Tính chất của tình hình các tội xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc . 23
    Đặc điểm tội phạm học của các tội xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc . 26
    1.2.5.1 Đặc điểm tội phạm học về biểu hiện khách quan của các tội xâm phạm sở hữu của công dân 26
    1.2.5.2 Đặc điểm tội phạm học về nhân thân của người phạm tội 33
    CHƯƠNG 2 : NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CỦA CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CHĂM PASẮC 41
    2.1. Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế xã hội 41
    2.2. Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý xã hội . 43
    2.3. Nguyên nhân và điều kiện về văn hóa giáo dục 45
    2.4. Nguyên nhân và điều kiện về tổ chức kinh tế 49
    2.5. Nguyên nhân và điều kiện về trong công tác phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu của công dân của các cơ quan bảo vệ pháp luật 52
    2.6. Nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội 60
    2.7. Nguyên nhân và điều kiện từ phía người bị hại . 61
    CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CỦA CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CHĂM PA SẮC 63
    3.1. Thực tiễn phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc trong thời gian qua . 63
    3.1.1. Ưu điểm: 63
    3.1.2. Những hạn chế . . 64
    3.2. Dự báo về tình hình các tội xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc trong thời gian tới . 66
    3.2.1. Cơ sở dự báo . 66
    3.2.2. Dự báo tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc trong thời gian tới . 67
    3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội xâm phạm sở hữu công dân trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc . 69
    3.3.1. Giải pháp về kinh tế xã hội . 70
    3.3.2. Giải pháp quản lý, tổ chức 71
    3.3.3. Giải pháp văn hóa ,giáo dục 73
    3.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan đấu tranh phòng chống nhóm tội phạm sở hữu của công dân . 75
    KẾT LUẬN 78
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...