Tiến Sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 –

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 19/6/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    2.1. Mục tiêu chung . 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    3.1. Đối tượng nghiên cứu . 2
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
    3.2.1. Phạm vi không gian 2
    3.2.2. Phạm vi thời gian . 3
    3.2.3. Phạm vi nội dung . 3
    4. Câu hỏi nghiên cứu . 3
    5. Đóng góp mới của luận án 3
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH
    TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
    4
    1.1. Cơ sở lý luận . 4
    1.1.1.Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp . 4
    1.1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp 4
    1.1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp 7
    1.1.1.3. Đặc điểm kinh tế của đất nông nghiệp 8
    1.1.1.4. Sử dụng đất nông nghiệp 10
    1.1.1.5. Quan điểm sử dụng đất bền vững 11
    1.1.1.6. Loại hình sử dụng đất . 12
    1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 13
    1.1.2.1. Khái quát về hiệu quả . 13
    1.1.2.2. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế 17
    iv
    Nội dung Trang
    1.1.2.3. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế 18
    1.1.2.4. Khái niệm và sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh tế trong
    sử dụng đất nông nghiệp .
    19
    1.1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất
    nông nghiệp .
    21
    1.1.2.6. Đặc điểm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 24
    1.2. Cơ sở thực tiễn . 25
    1.2.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới . 25
    1.2.2. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 28
    1.2.2.1. Diện tích đất nông nghiệp . 28
    1.2.2.2. Tình trạng mất đất nông nghiệp 29
    1.2.2.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam . 33
    1.2.3.4. Thách thức về an ninh lương thực 36
    1.2.3. Chính sách đất nông nghiệp của Việt Nam 37
    1.2.3.1. Thực trạng 37
    1.2.3.2. Tác động của chính sách đất đai đến hiệu quả sử dụng đất
    nông nghiệp và đời sống của nông dân
    41
    Chương 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 45
    2.1. Những nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 45
    2.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài . 45
    2.1.1.1. Những nghiên cứu phân tích xu hướng suy giảm đất nông
    nghiệp và vấn đề phát triển bền vững
    45
    2.1.1.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất
    nông nghiệp
    47
    2.1.1.3. Những phương pháp khác nhau để phân tích hiệu quả sử dụng đất
    nông nghiệp .
    50
    2.1.2. Nghiên cứu trong nước 53
    2.1.2.1. Nghiên cứu trên phạm vi cả nước . 53
    2.1.2.2. Nghiên cứu tại Yên Bái 58
    iv
    Nội dung Trang
    2.2. Bài học kinh nghiệm 58
    2.3. Kết luận 60
    Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 61
    3.1. Thu thập thông tin . 61
    3.1.1. Thông tin thứ cấp . 61
    3.1.2. Thông tin sơ cấp 61
    3.1.2.1. Lý do chọn phương pháp Điều tra chọn mẫu 61
    3.1.2.2. Mô tả phương pháp . 62
    3.2. Tổng hợp thông tin 65
    3.2.1. Phân tổ thống kê 65
    3.2.2. Bảng thống kê 65
    3.2.3. Đồ thị thống kê . 66
    3.3. Phân tích thông tin 66
    3.3.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian . 66
    3.3.2. Phương pháp phân tích xu thế phát triển cơ bản của hiện tượng 68
    3.3.3. Phương pháp chỉ số . 68
    3.3.4. Phương pháp phân tích tài chính . 68
    3.3.5. Phương pháp phân tích SWOT . 69
    3.3.6. Phương pháp xây dựng “Cây vấn đề” . 69
    3.3.7. Phương pháp dự báo 69
    3.3.7.1. Phương pháp Categories . 69
    3.3.7.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo tính nhất quán bên trong 69
    3.3.7.3. Mô hình số liệu hỗn hợp (dữ liệu bảng) 70
    3.4. Phương pháp có sự tham gia 71
    3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 71
    3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng đất nông nghiệp 71
    3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 72
    iv
    Nội dung Trang
    3.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 73
    3.5.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của LUT trồng cây lâu
    năm (theo chu kỳ sản xuất) .
    74
    Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 76
    4.1. Khái quát về tỉnh Yên Bái . 76
    4.1.1.Điều kiện tự nhiên 76
    4.1.1.1. Vị trí địa lý 76
    4.1.1.2. Địa hình, khí hậu . 76
    4.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 77
    4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 79
    4.1.2.1. Dân số và lao động 79
    4.1.2.2. Cơ cấu kinh tế . 80
    4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng . 80
    4.1.2.4. Đời sống - xã hội 82
    4.1.3. Đặc điểm của các huyện điều tra 83
    4.1.3.1. Huyện Yên Bình . 83
    4.1.3.2. Huyện Văn Chấn 85
    4.1.3.3. Huyện Mù Cang Chải 86
    4.1.4. Đánh giá chung . 86
    4.2. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp . 87
    4.2.1. Tình hình biến động đất đai . 87
    4.2.2. Đặc điểm đất nông nghiệp của Yên Bái 88
    4.2.3. Tình hình biến động đất nông nghiệp 89
    4.2.3.1. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp 90
    4.2.3.2. Biến động diện tích đất lâm nghiệp 93
    4.2.3.3. Biến động diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản . 95
    4.2.3.4. Đất nông nghiệp khác . 95
    iv
    Nội dung Trang
    4.2.4. Các cây trồng và vật nuôi chính 95
    4.2.4.1. Cơ cấu mùa vụ 95
    4.2.4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng . 96
    4.2.5. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu 104
    4.2.5.1. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại vùng thấp 104
    4.2.5.2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại vùng giữa 108
    4.2.5.3. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại vùng cao 109
    4.2.6. Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính 109
    4.2.6.1. Tại vùng thấp . 111
    4.2.6.2. Tại vùng giữa . 111
    4.2.6.3. Tại vùng cao 112
    4.2.6.4. Hiệu quả kinh tế của một số cây lâu năm 116
    4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất
    nông nghiệp
    117
    4.3.1. Kết quả tổng hợp và kiểm định các biến . 117
    4.3.2. Kết quả phân tích mô hình số liệu hỗn hợp . 118
    4.4. Các kết quả nghiên cứu khác . 121
    4.4.1. Kết quả phân tích SWOT 121
    4.4.1.1. Kết quả phân tích SWOT cho vùng thấp 123
    4.4.1.2. Kết quả phân tích SWOT cho vùng giữa 124
    4.4.1.3. Kết quả phân tích SWOT cho vùng cao . 125
    4.4.2. “Cây vấn đề” 127
    4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 127
    4.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 127
    4.5.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh 127
    4.5.1.2. Những chủ trương, chính sách được áp dụng trên địa bàn tỉnh 128
    iv
    Nội dung Trang
    4.5.1.3. Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển ngành nông
    nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020
    128
    4.5.1.4. Các dự báo liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp 130
    4.5.1.5. Các tiến bộ về khoa học công nghệ 133
    4.5.1.6. Kết quả của nghiên cứu của luận án . 133
    4.5.2. Giải pháp theo vùng . 133
    4.5.2.1. “Cây giải pháp” 133
    4.5.2.2. Nội dung chi tiết của các nhóm giải pháp . 134
    4.5.2.3. Đảm bảo tính khả thi cho các giải pháp . 140
    4.5.3. Giải pháp cho toàn tỉnh 141
    4.5.3.1. Giải pháp theo độ dốc của đất nông nghiệp . 142
    4.5.3.2. Giải pháp cho từng loại đất nông nghiệp . 147
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
    1. Kết luận . 149
    2. Kiến nghị 150
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
    PHỤ LỤC 158
    Phụ lục 1. Giá bán của một số nông sản . 158
    Phụ lục 2. Các bảng biểu 160
    Phụ lục 3. Biểu đồ và sơ đồ 184
    Phụ lục 4. Minh họa kết quả xử lý các biến trong mô hình 185

    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Sử dụng đất nông nghiệp như thế nào để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển
    bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng với sức ép của sự gia tăng dân số, của
    quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang trở thành một vấn đề vấn đề bức thiết của
    các nước đang phát triển.
    Việt Nam đến nay vẫn cơ bản là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn,
    nông dân Việt Nam đã, đang và sẽ có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất
    nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp tập trung mang nặng tính bao cấp chuyển sang
    nền kinh tế thị trường, nước ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về kinh tế, xã
    hội cũng như môi trường. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam cần phải
    nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trên cơ sở đó nâng cao thu nhập cho người
    dân, cải thiện cảnh quan, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.
    Sức ép của quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số khiến đất nông nghiệp nước
    ta đang suy giảm nhanh chóng cả về số lượng cũng như chất lượng. Con người đã và
    đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên quý
    giá này. Trong bối cảnh hiện nay, sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với kịch bản
    nước biển dâng làm cho diện tích đất canh tác ở các vùng đồng bằng ven biển ngày
    càng bị thu hẹp, việc nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng
    đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó để làm
    cơ sở cho việc đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý, hiệu quả ở các tỉnh miền núi là
    vấn đề có tính chiến lược và cấp bách của từng địa phương cũng như của cả nước
    nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, phát triển bền vững.
    Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Đất đai của Yên Bái đa dạng về
    chủng loại, đất nông nghiệp chiếm tới gần 80% tổng diện tích tự nhiên, nhưng phần
    lớn diện tích là đất dốc. Tuy có diện tích tương đối lớn nhưng địa hình phức tạp, chủ
    yếu là đồi núi, trình độ dân trí chưa cao nên khả năng khai thác nguồn tài nguyên đất
    nói chung và đất nông nghiệp nói riêng phục vụ sản xuất còn hạn chế. Sản xuất kém
    phát triển, hiệu quả kinh tế không cao, trong khi nguồn thu nhập chính của người dân
    nơi đây phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đời sống nhân dân trong tỉnh còn
    gặp nhiều khó khăn, vất vả.
    Đến năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh mới chỉ đạt 16,6 triệu, chỉ
    bằng 53,9% thu nhập bình quân của cả nước. Muốn nâng cao mức sống của người dân,
    2
    cần thực thi đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
    nghiệp thông qua việc lựa chọn được các loại hình sử dụng đất và cơ cấu cây trồng, vật
    nuôi hợp lý nhằm tăng năng suất, đồng thời áp dụng những biện pháp hữu hiệu chống
    thoái hoá, bảo vệ và nâng cao độ phì đất, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền
    vững trên đất dốc.
    Từ thực tế đó, để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp và đề
    xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên này, đề tài: “Giải pháp
    nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái giai đoạn
    2012 - 2020” đã được lựa chọn nghiên cứu.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1 Mục tiêu chung
    Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông
    nghiệp tại tỉnh Yên Bái và cung cấp các tài liệu tham chiếu để nghiên cứu về đất nông
    nghiệp tại các tỉnh khác ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá được các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp;
    - Phân tích được hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu
    và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ở Yên Bái;
    - Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng tài
    nguyên đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1. §èi tîng
    nghiªn cøu
    Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu ở tỉnh Yên
    Bái và các vấn đề liên quan.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    3.2.1.Phạm vi không gian
    Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Điều tra thực địa được tiến hành
    tại 3 huyện mang đặc trưng của 3 vùng:
    - Vùng thấp: điều tra nghiên cứu tại huyện Yên Bình;
    - Vùng giữa: điều tra nghiên cứu tại huyện Văn Chấn;
    - Vùng cao: điều tra nghiên cứu tại huyện Mù Cang Chải.
    3
    3.2.2.Phạm vi thời gian
    - Số liệu thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2000 - 2012;
    - Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin về tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các
    nông hộ được điều tra trong giai đoạn 2008 - 2011;
    - Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất trong giai đoạn 2012 - 2020.
    3.2.3. Phạm vi nội dung
    - Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính;
    - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp.
    4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    1. Đất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái có những đặc điểm gì?
    2. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái hiện nay ra sao?
    3. Những nhân tố nào tác động đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp
    tại Yên Bái?
    4. Giải pháp nào cần được thực thi để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất
    nông nghiệp tại Yên Bái trong thời gian tới?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...