Tiến Sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/7/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    Chương 1: GIỚI THIỆU 1
    1.1. Lý do chọn đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.2.1. Mục tiêu chung 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
    2.1.3. Nội dung nghiên cứu 3
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 4
    1.3.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu . 4
    1.3.2. Giới hạn đối tượng nghiên cứu 4
    1.3.3. Giới hạn vùng nghiên cứu 4
    1.3.4. Giới hạn thời gian nghiên cứu . 4
    1.4. Cấu trúc của luận án 5
    1.5. Đóng góp của luận án . 5


    Chương 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
    2.1. Các nghiên cứu nước ngoài 8
    2.1.1. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) 8
    2.1.2.Các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) 16
    2.2. Các nghiên cứu trong nước . 22
    2.3. Kết luận . 27

    Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29
    3.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu
    quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ . 29
    3.1.1. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa . 29
    3.1.2. Mô hình ước lượng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ . 33
    3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ
    36
    3.2.1. Cơ sở lý thuyết . 36
    3.2.2. Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế
    trong sản xuất lúa của nông hộ 40
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 42
    3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 42
    3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu . 43


    Chương 4: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA Ở TP. CẦN THƠ .45
    4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên . 45
    4.1.1. Vị trí địa lý . 45
    4.1.2. Điều kiện tự nhiên 42
    4.2. Tình hình phát triển kinh tế 48
    4.2.1. Dân số và lao động 48
    4.2.2. Kết cấu hạ tầng 50
    4.2.3. Kinh tế 51
    4.3. Sản xuất nông nghiệp ở TP. Cần Thơ 53
    4.4. Thực trạng sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ 54
    4.4.1. Yếu tố đầu vào . 58
    4.4.2. Thị trường lúa gạo ở TP. Cần Thơ 65
    4.4.3. Rủi ro trong sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ . 67


    Chương 5: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ
    TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ TP. CẦN THƠ . 70
    5.1. Mô tả mẫu khảo sát . 70
    5.1.1. Đặc điểm chung . 70
    5.1.2. Kết quả sản xuất lúa của nông hộ 74
    5.2. Ước lượng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ TP. Cần
    Thơ .81
    5.3. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của
    nông hộ TP. Cần Thơ . 85


    Chương 6: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN
    XUẤT LÚA CHO NÔNG HỘ Ở TP. CẦN THƠ . 91
    6.1. Giải pháp về quy mô diện tích . 91
    6.2. Giải pháp về phương thức bán lúa 93
    6.3. Giải pháp về phương thức canh tác 97
    6.4. Giải pháp về mua vật tư 100
    6.5. Giải pháp về tiền nhàn rỗi . 105
    6.6. Giải pháp về khoảng cách địa lý 108
    6.7. Giải pháp hỗ trợ đầu ra 110
    6.8. Giải pháp về hỗ trợ đầu vào 116

    Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH . 119
    7.1. Kết luận . 119
    7.2. Kiến nghị . 120
    7.2.1. Đối với các nhà quản lý 120
    7.2.2. Đối với các trung tâm, viện, trường . 121
    7.2.3. Đối với DN 122
    Tài liệu tham khảo . 118
    Phụ lục . 129
    1.1. ý do chọn đề tài
    Chương 1
    GI I THIỆU
    Tam nông (nông nghiệp, nông dân và nông thôn) có vị trí chiến lược
    trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
    đồng thời là lực lượng quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh
    tế, đảm bảo an ninh - quốc phòng, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ
    môi trường sinh thái (Nghị quyết 26 - NQ/TW). Do đó, chính sách Tam nông
    luôn là tiêu điểm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
    Đảng và Nhà nước ta. Đồng b ng sông Cửu Long là một trong bảy vùng kinh
    tế trọng điểm của cả nước, hàng năm cung ứng trên 20 triệu tấn lúa (chiếm
    hơn 50% sản lượng lúa và 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước).
    Trong
    đó, với vị trí trung tâm (cả về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ lẫn
    sản xuất nông nghiệp), TP. Cần Thơ đã có đóng góp quan trọng vào thành tựu
    này.
    Thật vậy, TP. Cần Thơ - với diện tích lúa gần 89.000 ha và hệ số sử dụng
    đất là 2,5 lần - sản xuất bình quân trên 1 triệu tấn lúa mỗi năm. Đặc biệt, năm
    2013, sản lượng lúa của thành phố đạt đến 1.370.354 tấn (tăng 3,8% so với
    năm 2012). Song, thu nhập bình quân của lao động nông thôn (kể cả lao động



    trồng lúa) của thành phố năm 2013 chỉ khoảng 25,80 triệu đồng/người/năm,
    xấp xỉ 41% thu nhập bình quân đầu người của toàn thành phố (62,72 triệu
    đồng).
    Đó là hệ quả của việc sản xuất nông nghiệp bị lệ thuộc vào tự nhiên,
    giá đầu vào và đầu ra biến động thất thường, thiếu hệ thống bảo hiểm rủi ro
    nông nghiệp, hệ thống giao thông kém phát triển và đặc biệt là thiếu vốn. Mặt
    khác, sự thiếu liên kết giữa nông hộ và DN tạo điều kiện để các tác nhân trung
    gian (như “cò” lúa, thương lái và DN) thụ hưởng phần lớn lợi nhuận trong
    chuỗi giá trị lúa gạo thay vì nông hộ - người trực tiếp làm ra hạt lúa.
    Do tập quán, các nông hộ trồng lúa chú trọng số lượng hơn là chất lượng
    nên gieo trồng đồng thời nhiều loại giống, vì vậy chất lượng hạt lúa không
    đồng đều. Việc thu mua, vận chuyển và bảo quản sau thu hoạch yếu kém, gây hao hụt lớn và ảnh hưởng đến chất lượng hạt lúa. Hệ quả là gạo thành phẩm
    khó tiếp cận được các thị trường nước ngoài “khó tính” với thu nhập cao. Hiện
    tượng đó làm giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL
    nói chung và nông hộ ở TP. Cần Thơ nói riêng. Do đó, việc phân tích hiệu quả
    kinh tế trong sản xuất lúa là rất cần thiết nh m giúp các nhà hoạch định chính
    sách, nhà quản lý và người sản xuất thấy được mối quan hệ mật thiết giữa (giá
    trị) sản lượng với các yếu tố đầu vào và đầu ra để có chính sách phù hợp. Do
    vị trí trung tâm của TP. Cần Thơ ở ĐBSCL và sự tương đồng trên nhiều
    phương diện (thổ nhưỡng, thị trường, tập quán và phương thức sản xuất) với
    các địa phương khác trong Vùng nên chính sách hỗ trợ làm tăng hiệu quả kinh
    tế trong sản xuất lúa cho nông hộ ở TP. Cần Thơ cũng có thể được triển khai
    vận dụng ở các địa phương khác.
    Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ đã nhận được sự quan
    tâm sâu sắc của các nhà khoa học và các nhà quản lý từ khá sớm, với các
    nghiên cứu tiên phong và kinh điển như Theodore (1964), Rizzo (1979) và
    Ellis (1993). Ở nước ta, nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của
    nông hộ cũng đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Đặc biệt ở ĐBSCL, các nghiên
    cứu (như Quan Minh Nhựt, 2006; Huỳnh Trường Huy & cộng sự, 2008; Phạm
    Lê Thông, 2011 và Nguyễn Hữu Đặng, 2012) đều có cùng nhận định r ng,
    hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ thấp và có xu hướng giảm đi
    theo thời gian, bởi k thuật sản xuất thiếu đồng bộ (thể hiện qua phần phi hiệu
    quả k thuật) và k năng lựa chọn đầu vào tối ưu kém (thể hiện qua phần phi
    hiệu quả phân bổ).
    Để góp phần tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân của những nhược điểm
    trên và làm sáng tỏ thêm nhận định của các nghiên cứu vừa đề cập, luận án với
    tiêu đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa cho nông
    hộ ở Thành phố Cần Thơ” được thực hiện nh m phân tích các yếu tố ảnh
    hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ để từ đó đề xuất
    giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện thu nhập cho nông hộ trồng
    lúa ở TP. Cần Thơ nói riêng và ở ĐBSCL nói chung.
     
Đang tải...