Tiến Sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long ở huyện Ba Chẽ - Quảng Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Cây Thanh long thuộc họ Xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc
    thuộc Mehico và Colombia. Thanh long được người Pháp đem vào trồng ở
    Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập
    niên 1980. Việt Nam hiện nay là nước ở Đông Nam Á có trồng Thanh long
    tương đối tập trung trên quy mô thương mại, tập trung tại Bình Thuận 19.085
    ha (năm 2012), phần còn lại là Long An, Tiền Giang, TP. HCM, Khánh Hòa
    và rải rác ở một số nơi khác. Hiện nay, nước ta đã xuất khẩu Thanh long qua nhiều
    nước dưới dạng quả tươi.
    Ba Chẽ là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, diện tích tự nhiên là
    60.855 ha, trong đó diện tích đất nông, lâm nghiệp là 57.719 ha chiếm tỷ lệ
    94,84%. Cây Thanh long được trồng đầu tiên ở huyện Ba Chẽ từ năm 1987.
    Từ năm 2008 đến nay đã có hàng chục hộ trồng Thanh long, chủ yếu tập
    trung nhiều nhất tại xã Nam Sơn. Cây sinh trưởng phát triển tốt, thích hợp với
    điều kiện khí hậu địa phương. Qua nghiên cứu đặc điểm thực vật học của cây
    Thanh long, điều kiện tự nhiên của địa bàn huyện cùng thực tiễn sản xuất đã
    khẳng định Cây Thanh long phù hợp thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương.
    Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế của huyện thì cây Thanh Long là cây
    cho thu nhập tương đối cao và ổn định so với các cây trồng khác ( lợi nhuận
    sản xuất bình quân 150 - 200 triệu đồng/ha/năm, 15-20 năm mới phải trồng
    lại giống ) Trước những thực tế đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực
    trạng, thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển mạnh sản
    xuất, tiêu thụ sản phẩm trái cây Thanh long, coi đó là một trong những cây
    trồng chủ lực của chương trình giảm hộ nghèo bền vững, hướng tới làm giàu

    2
    Do đó việc thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
    trồng cây Thanh long tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh” sẽ góp phần giải
    quyết vấn đề nêu trên.
    2.1. Mục tiêu chung
    Từ đánh giá hiệu quả canh tác Thanh long của các hộ nông dân huyện Ba
    Chẽ, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả canh tác loại cây trồng này,
    nâng cao thu nhập và đời sống cho hộ nông dân.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và hiệu
    quả kinh tế cây Thanh long.
    - Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế trồng cây Thanh long
    ở huyện Ba Chẽ.
    - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao
    hiệu quả kinh tế cây Thanh long ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế có liên quan đến hiệu
    quả trồng cây Thanh long của các hộ nông dân ở các xã, thị trấn của huyện Ba
    Chẽ, trong đó xã Nam Sơn thuộc huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3.2.1. Không gian nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
    (Chủ yếu tại xã Nam Sơn, nơi có diện tích Thanh long tập trung nhiều
    nhất huyện )

    3
    3.2.2. Thời gian nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp là số liệu hộ thực hiện trong
    năm 2012, các số liệu thứ cấp là số liệu giai đoạn 2008 - 2011.
    4. Bố cục của luận văn
    Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế trồng
    cây Thanh long.
    . Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất Thanh
    long tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
    Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng Thanh
    Long Tại Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.





    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan . i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục . iii
    Danh mục các chữ viết tắt vi
    Danh mục các bảng . vii
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1
    2.1. Mục tiêu chung . 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
    3.1. Đối tượng nghiên cứu . 2
    3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài . 2
    4. Bố cục của luận văn 3
    Chương 1: CCƠƠ SSỞỞ KKHHOOAA HHỌỌCC VVỀỀ HHIIỆỆUU QQUUẢẢ KKIINNHH TTẾẾ VVÀÀ HHIIỆỆUU
    QQUUẢẢ KKIINNHH TTẾẾ TTRRỒỒNNGG CCÂÂYY TTHHAANNHH LLOONNGG . 4
    1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế 4
    1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế 4
    1.1.2. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá . 7
    1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế . 8
    1.2. Ý nghĩa của phát triển sản xuất Thanh long và hiệu quả kinh tế cây
    Thanh long . 11
    1.2.1. Ý nghĩa của việc phát triển cây Thanh long . 11
    1.2.2.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất Thanh Long . 11
    1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất Thanh long 22
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
    2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 26
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    2.2.Phương pháp nghiên cứu . 26
    2.2.1. Cơ sở phương pháp luận . 26
    2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 26
    2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 27
    2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 28
    2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 28
    2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất Thanhlong 28
    2.3.2. Các chỉ tiêu bình quân . 30
    Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ KINH
    TẾ SẢN XUẤT THANH LONG Ở HUYỆN BA CHẼ, TỈNH
    QUẢNG NINH . 31
    3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 31
    3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên . 31
    3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ 36
    3.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2005-2010 39
    3.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã
    hội ở huyện Ba Chẽ . 42
    3.1.4.1. Tiềm năng phát triển kinh tế 42
    3.2. Thực trạng phát triển trồng thanh long huyện Ba Chẽ . 43
    3.2.1. Tình hình chung về trồng Thanh long của huyện Ba Chẽ 43
    3.2.2. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu đã có thu hoạch quả 48
    3.2.3. So sánh hiệu quả kinh tế cây Thanh long với cây trồng khác: . 52
    3.2.4. Một số nhận xét về tình hình phát triển trồng Thanh long của hộ
    nông dân 53
    Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRỒNG THANH
    LONG CHO HUYỆN BA CHẼ 55
    4.1. Phương hướng phát triển thanh long huyện Ba Chẽ 55
    4.1.1. Một số quan điểm phát triển . 55
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    4.1.1.1. Phát triển sản xuất Thanh long trên cơ sở phát huy thế mạnh của
    từng vùng, từng địa phương 55
    4.1.1.2. Phát triển Thanh long trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại
    hoá đất nước và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn . 56
    4.1.1.3. Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội . 57
    4.1.1.4. Phát triển sản xuất Thanh long theo hướng kinh tế trang trại 57
    4.1.2. Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất Thanh long ở huyện Ba Chẽ 57
    4.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản
    thanh long cho huyện Ba Chẽ . 58
    4.2.1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương . 58
    4.2.1.1. Giải pháp về giống . 58
    4.2.1.2. Giải pháp kỹ thuật 59
    4.2.1.3. Giải pháp về chế biến . 59
    4.2.1.4. Giải pháp về thương mại và tiêu thụ sản phẩm 59
    4.2.1.5. Giải pháp về cơ chế chính sách 59
    4.2.1.6. Giải pháp về công tác khuyến nông . 60
    4.2.2. Nhóm giải pháp đối với nông hộ . 61
    4.2.2.1. Giải pháp về vốn đầu tư cho cây Thanh long 61
    4.2.2.2. Giải pháp về kỹ thuật . 62
    4.2.2.3. Giải pháp về thu hoạch, sơ chế và đóng gói sản phẩm 63
    4.3. Một số kiến nghị 63
    KẾT LUẬN . 66
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 67
     
Đang tải...