Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TIỆC CƯỚI TẠI KHÁCH SẠN HOLIDAYS HÀ NỘI1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài: Trong những năm gần đây ngoài việc phải đối mặt với t́nh h́nh khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực và các dịch bệnh thiên tai liên tiếp xảy ra làm cho giá cả dịch vụ tăng lên đáng kể v́ vậy vấn đề về làm sao có thể tăng hiệu quả kinh doanh trong các nhà hàng và các khách sạn trong giai đoạn này đang ngày càng được nhiều sự quan tâm của các nhà quản trị.
    Tại khách sạn Holidays Hà Nội, ngoài nguồn thu chủ yếu từ dịch vụ lưu trú, các dịch vụ khách như dịch vụ ăn uống, dịch vụ bổ sung cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của khách sạn. Bộ phận tiệc luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của dịch vụ ăn uống. Trong đó phần lớn doanh thu mang lại cho bộ phận tiệc là từ dịch vụ tiệc cưới.
    Nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp du lịch và phương tiện để tận dụng tiềm năng, thế mạnh nhằm phát triển chiếm lĩnh thị trường, tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, nâng cao đời sống cho thành viên trong doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới có tác động đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng như hiệu quả kinh doanh của toàn khách sạn, điều này hoàn toàn phù hợp với khách sạn có lợi thế kinh doanh dịch vụ tiệc cưới như khách sạn Holidays Hà Nội.
    Thực tế trong quá tŕnh thực tập tổng hợp tại bộ phận tiệc của khách sạn Holidays Hà Nội, qua các số liệu kinh doanh và phương pháp điều tra phỏng vấn, em nhận thấy một số vấn đề cấp thiết đặt ra trên b́nh diện chung về quản trị của khách sạn và bộ phận tiệc như sau :
    - Hiệu quả kinh doanh ở bộ phận tiệc cưới không tăng.
    - Sản phẩm dịch vụ tiệc cưới không có nhiều đổi mới khác biệt.
    - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tiệc xuống cấp.
    - Phải cạnh tranh với nhiều khách sạn có lợi thế về dịch vụ tiệc cưới.
    Từ những lư do trên, em nhận thấy vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội là vấn đề cấp thiết để tiến hành nghiên cứu.
    1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài Xuất phát từ những lư do khách quan trên em lựa chọn đề tài : “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội” để làm chuyên đề tốt nghiệp, hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới của khách sạn.
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm nâng cao được hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội, đóng góp ư kiến cho quản lư và ban giám đốc khách sạn tham khảo và lựa chọn những giải pháp phù hợp với hoàn cảnh và t́nh h́nh hiện tại của khách sạn.
    Từ đó chuyên đề của em xác định nhiệm vụ nghiên cứu là:
    - Hệ thống hóa một số vấn đề lư luận liên quan đến kinh doanh khách sạn, kinh doanh tiệc cưới và hiệu quả kinh doanh tiệc cưới.
    - Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội; những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội.
    1.4. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của chuyên đề là t́m hiểu các vấn đề lư luận và thực tiễn liên quan đến nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội.
    Để thuận lợi cho việc nghiên cứu hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội, em đă tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội trong thời gian thực tập, sử dụng kết quả kinh doanh chung của khách sạn và kết quả kinh doanh tiệc trong năm 2008 và 2009 để phân tích, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc cưới tại khách sạn.
    1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung về hiệu quả kinh doanh tiệc1.5.1. Một số khái niệm cơ bản1.5.1.1. Khái niệm và phân loại
    v Khái niệm tiệc : Tiệc là môt loại h́nh phục vụ ăn uống đặc biệt, có ư nghĩa rơ rang, nơi mọi người gặp gỡ thân mật hoặc là những buổi lễ đặc biệt với nghi lễ sang trọng, được tổ chức là phục vụ với những dạng khác nhau.
    Phục vụ tiệc là việc cung cấp món ăn đồ uống và đáp ứng những yêu cầu liên quan trực tiếp cho một số lượng lớn khách. Phục vụ tiệc đem lại doanh thu lớn trong tổng số doanh thu về ăn uống.
    v Phân loại tiệc: Có rất nhiều loại tiệc
    · Theo món ăn : tiệc âu, tiệc á, tiệc trà, tiệc rượu
    · Theo cách ăn : tiệc đứng, tiệc ngồi.
    · Theo mục đích : tiệc cưới, tiệc khai trương, tiệc mừng thọ, tiệc hội nghị
    v Dịch vụ tiệc cưới là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa nhà cung ứng dịch vụ tiệc cưới và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ tiệc cưới để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tiệc cưới của khách hàng.
    1.5.1.2.Đặc điểm
    Dịch vụ tiệc cưới mang đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ như tính vô h́nh,tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng, tính không đồng nhất, Ngoài ra, dịch vụ tiệc cưới c̣n có một số đặc điểm riêng biệt như sau:
    Về tổ chức tiệc cưới : Việc tổ chức tiệc cưới được tổ chức theo một kế hoạc có sẵn, theo một chương tŕnh định trước do việc thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung ứng về các yêu cầu như : thời gian, địa điểm, mức giá, số lượng khách, h́nh thức phục vụ, trang phục của nhân viên để đảm bảo cho buổi tiệc được diễn ra thành công. Thông thường, một tiệc cưới chỉ diễn ra từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ và có mang tính chất nghi thức.
    Về thành phần khách tham dự tiệc cưới : Thành phần khách không thể thiếu trong tham dự tiệc cưới là chú rể, cô dâu và họ hàng hai bên. Đây là yếu tố đầu vào quan trọng nhất, nếu không có yếu tố trên th́ tiệc cưới không thể diễn ra được. Thành phần tiếp theo là gồm bạn bè thân quen của gia đ́nh cô dâu, gia đ́nh chú rể được mời đến tham dự chia vui. Thường số lượng khách hàng tham dự tiệc cưới là rất đông và giới hạn tùy vào hai gia đ́nh tổ chức tiệc cưới.
    Về h́nh thức phục vụ và quy tŕnh phục vụ tiệc cưới :
    Thứ nhất là về h́nh thức trang trí : Không giống như các loại tiệc khác, tiệc cưới có h́nh thức trang trí riêng biệt. Việc trang trí phải trang trọng có tính thẩm mỹ cao và tính nghi thức cao.
    Thứ hai là về số lượng nhân viên thực hiện dịch vụ : Do tính nghi thức nên số lượng nhân viên thực hiện tương đối đông và mỗi nhân viên thường đảm nhận phục vụ một số lượng khách nhất định. Yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên trong bộ phận phục vụ tiệc và giữa các bộ phận với nhau.
    Thứ ba là về cường độ làm việc : V́ tiệc cưới diễn ra trong hai đến ba tiếng đồng hồ nên hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn. Trong khi đó các cồn việc diễn ra trong quá tŕnh phục vụ rất nhiều, do vậy cường độ làm việc của nhân viên cao.
    Thứ tư là yêu cầu cơ sở vật chất phải đồng bộ : Pḥng tổ chức tiệc phải có đồng bộ giữa các thiết bị phục vụ như các dụng cụ bàn ghế, khăn trải bàn phải đồng bộ về màu sắc chủng loại, về số lượng, chất lượng . Đồng thời nhân viên phục vụ phải mặc đồng phục để thể hiện tính lịch sự, sang trọng của buổi tiệc.
    Cuối cùng là quy tŕnh phục vụ tiệc cưới : Do tiệc cưới được định trước nên quy tŕnh phục vụ tiệc cũng đơn giản hơn, các bước phục vụ giảm thiểu hơn so với các loại tiệc khác.
    1.5.2. Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài1.5.2.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới trong khách sạn
    Trong nền kinh tế hiện nay, sự cạnh trang giữa các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn diễn ra hết sức gay gắt. Các khách sạn muốn tồn tại và phát triển đều cố gắng tăng hiệu quả kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận, để từ đó đầu tư thêm cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ nhân viên, tăng sức cạnh tranh của khách sạn. Dịch vụ tiệc cưới là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu từ kinh doanh ăn uống, v́ thế để nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn th́ việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới là vấn đề cần được quan tâm thực hiện.
    Nếu hoạt động kinh doanh tiệc cưới của khách sạn đạt hiệu quả cao, tức là doanh thu, lợi nhuận đạt được từ hoạt động này tăng lên, khi đó có thể giải quyết đồng thời lợi ích của nhiều đối tượng. Đối tượng đầu tiên là bản thân bộ phận tiệc cưới và khách sạn, lợi nhuận tăng là điều kiện mở rông kinh doanh tiệc cưới và xây dựng những chính sách hướng tới khách hàng hơn như là chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, giá cả phù hợp hơn. Ngoài ra kinh doanh hiệu quả hơn cũng giúp cho nhân viên được đăi ngộ tốt hơn, khuyến khích họ làm việc tích cực, hăng hái hơn trước.
    Nhu cầu sử dụng dịch vụ tiệc cưới ngày một tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó sự cạnh tranh giữa các khách sạn trong kinh doanh khách sạn nói chung và kinh doanh tiệc cưới nói riêng ngày càng diễn ra gay gắt. Nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới là một trong các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn, tăng thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh của khách sạn trên thị trường. Chính v́ thế, nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới là vấn đề cần thiết với mỗi doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.
    Hiệu quả kinh doanh tiệc cưới được hiểu là một chỉ tiêu phản ánh tŕnh độ sử dụng các yếu tố nguồn lực tham gia vào quá tŕnh sản xuất kinh doanh dịch vụ tiệc cưới của khách sạn, nhằm đạt được lợi ích cao nhất sau khi bù đắp các khoản chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh tiệc cưới.
    1.5.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh tiệc cưới
    a, Các chỉ tiêu tổng hợp
    Chỉ tiêu tổng hợp cho ta biết khái quát về t́nh h́nh hiệu quả kinh doanh của bộ phận tiệc cưới.
    v Sức sản xuất kinh doanh:
    H[SUB]1 [/SUB]= [​IMG]
    Trong đó, H[​IMG]: Hiệu quả kinh doanh tiệc cưới
    D: Tổng doanh thu kinh doanh tiệc cưới
    F: Chi phí kinh doanh tiệc cưới
    Chỉ tiêu H[SUB]1 [/SUB]phản ánh khách sạn bỏ ra một đồng chi phí cho hoạt động kinh doanh tiệc cưới th́ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh đó. Sức sản xuất kinh doanh của bộ phận tiệc cưới càng cao chứng tỏ doanh thu từ hoạt động kinh doanh tiệc cưới càng lớn so với chi phí bỏ ra.
    v Sức sinh lời:
    H[SUB]2[/SUB] = [​IMG]
    Trong đó, L: Lợi nhuận kinh doanh tiệc cưới
    Chỉ tiêu H[SUB]2[/SUB] phàn ánh khách sạn bỏ ra một đồng chi phí cho hoạt động kinh doanh tiệc cưới th́ thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tiệc cưới càng lớn so với chi phí bỏ ra.
    v Tỷ suất lợi nhuận : là tỷ lệ phần trăm của tổng lợi nhuận và tổng doanh thu đạt được trong một kỳ nhất định.
    L' = [​IMG] x 100
    Trong đó, L' : Tỷ suất lợi nhuận
    Chỉ tiêu này cho ta biết nếu được 100 đồng doanh thu th́ doanh nghiệp thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng cao th́ hiệu quả kinh doanh tiệc cưới càng tốt. Chỉ tiêu này có thể sử dụng để so sánh, đáng giá hiệu quả kinh doanh tiệc giữa các thời kỳ và giữa các doanh nghiệp.
    b, Các chỉ tiêu bộ phận
    Nếu việc phân tích các chỉ tiêu tổng hợp có thể đưa ra kết luận chung về hiệu quả kinh doanh tiệc cưới th́ các chỉ tiêu bộ phận là cơ sở để t́m ra các nguyên nhân tác động đến hiệu quả kinh doanh tiệc cưới, giúp ta có cái nh́n sâu sắc và toàn diện hơn.
    v Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
    · Năng suất lao động b́nh quân:
    W = [​IMG]
    Trong đó, W: Năng suất lao động b́nh quân bộ phận tiệc cưới
    D: Tổng doanh thu bộ phận tiệc cưới
    R: Số lao động b́nh quân trong bộ phận tiệc cưới
    · Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương trong bộ phận tiệc cưới
    Hp[SUB]1[/SUB] = [​IMG][​IMG] hoặc Hp[SUB]2[/SUB] = [​IMG]
    Trong đó: Hp: Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương trong bộ phận tiệc cưới
    D: Tổng doanh thu của bộ phận tiệc cưới
    L: Lợi nhuận kinh doanh tiệc cưới
    P : Chi phí tiền lương cho kinh doanh tiệc cưới
    Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương phản ánh: Cho ta biết số tiền từ việc trích doanh thu, lợi nhuận ra để trả lương có hợp lư và hiệu quả không. Hai chỉ tiêu này càng cao th́ hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương càng tốt.
    v Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tiệc cưới
    · Hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh: vốn trong kinh doanh khách sạn là một yếu tố đầu vào, vốn kinh doanh được chia làm hai loại: vốn cố định và vốn lưu động.
    Hv[SUB]1[/SUB] = [​IMG] hoặc Hv[SUB]2[/SUB] = [​IMG]
    Trong đó, Hv: hiệu quả sử dụng vốn
    V : tổng vốn kinh doanh ( V = Vcđ + Vlđ )
    Vcđ: vốn cố định
    Vlđ: vốn lưu động
    Chỉ tiêu này phản ánh: khách sạn bỏ ra một đồng vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh th́ thu được bao nhiêu đồng doanh thu, bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định.
    · Hiệu quả sử dụng vốn cố định: thể hiện qua sức sản xuất và sức sinh lời của vốn cố định.
    Hvcđ[SUB]1[/SUB] = [​IMG] hoặc Hvcđ[SUB]2 [/SUB]= [​IMG]
    Hai chỉ tiêu trên phản ánh mức doanh thu và lợi nhuận đạt được khi sử dụng một đồng vốn cố định trong kỳ. Từ đó so sánh tỷ lệ giữa sức sản xuất và sức sinh lời từ số vốn cố định đó.
    · Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng được thể hiện qua sức sản xuất và sức sinh lời của số vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các khách sạn được tính xác định bằng chỉ tiêu sau:
    Hvld[SUB]1[/SUB] = [​IMG] hoặc Hvld[SUB]2[/SUB] = [​IMG]
    Trong đó, Hvld: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
    Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu và lợi nhuận đạt được trên một đồng vốn lưu động b́nh quân mà khách sạn bỏ ra trong kỳ.
    Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động được xác định qua số lần chu
    chuyển và số ngày chu chuyển vốn lưu động.
     
Đang tải...