CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò chi thường xuyên của NSNN 1.1.1 Khái niệm về chi thường xuyên Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực Tài chính của Nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ môi trường và các hoạt động sự nghiệp khác. Nói tóm lại thì chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ NSNN để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội. 1.1.2 Phân loại chi thường xuyên - Căn cứ vào tính chất kinh tế Chi thường xuyên bao gồm 4 nhóm mục cụ thể như sau: + Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân gồm: tiền lương; phụ cấp lương; học bổng học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; chi về công tác người có công với cách mạng và xã hội; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; các khoản thanh toán khác cho cá nhân. + Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn gồm: thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin tuyên truyền liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi phí thuê mướn; chi sửa chữa thường xuyên; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành. + Nhóm các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ gồm: sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng; chi mua tài sản vô hình; mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn. + Nhóm các khoản chi thường xuyên khác gồm: các nhóm mục của mục lục Ngân sách nhà nước không nằm trong 3 nhóm mục trên và các mục từ mục 147 đến mục 150 thuộc khoản chi thường xuyên trong mục lục Ngân sách nhà nước. - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi cụ thể sau: + Chi cho sự nghiệp kinh tế: Hoạt động của các đơn vị SN kinh tế nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý KT-XH và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế hoạt động và phát triển một cách thuận lợi. Mục đích hoạt động của đơn vị SN kinh tế không phải là kinh doanh lấy lãi, do vậy NSNN cần dành một khoản chi đáp ứng hoạt động của các đơn vị này. Chi SN kinh tế bao gồm: ã Chi SN nông nghiệp, SN thuỷ lợi, SN ngư nghiệp, SN lâm nghiệp, sự nghiệp giao thông, SN kiến thiết thị chính và SN kinh tế công cộng khác. ã Chi điều tra cơ bản, đo đạc địa giới hành chính các cấp. ã Chi về bản đồ, đo đạc cắm mốc biên giới, đo đạc lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính. ã Chi định canh, định cư và kinh tế mới. + Chi sự nghiệp văn hoá-xã hội: Chi SN giáo dục, đào tạo; Chi SN y tế; SN VHTT; SN TDTT; SN phát thanh, truyền hình; SN khoa học, công nghệ và môi trường; SN xã hội; SN văn xã khác. + Chi quản lý hành chính: Là các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan HCNN thuộc bộ máy chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. + Chi về hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam. + Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội: Bao gồm: mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội CCB Việt Nam, Hội LHPN, Hội Nông dân Việt Nam. Đối với nước ta các tổ chức trên là các tổ chức thuộc hệ thống chính trị của nước ta, do vậy theo quy định của luật NSNN, NSNN có trách nhiệm bố trí chi NS đảm bảo hoạt động của các tổ chức này. + Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước. + Chi các chương trình quốc gia. + Chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội. + Chi tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. + Chi trả lãi tiền do Nhà nước vay. + Chi viện trợ cho các Chính phủ và các tổ chức nước ngoài. + Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 1.1.3 Đặc điểm của chi thường xuyên - Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bổ tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý và giữa các năm trong kỳ kế hoạch. - Việc sử dụng kinh phí thường xuyên được thực hiện thông qua hai hình thức cấp phát thanh toán và cấp tạm ứng. Cũng như các khoản chi khác của Ngân sách nhà nước, việc sử dụng kinh phí thường xuyên phải đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. - Chi thường xuyên chủ yếu chi cho con người sự việc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của Quốc gia. - Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó không đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị – xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Với đặc điểm trên cho thấy vai trò chi thường xuyên có ảnh hưởng rất quan trọng đến đời sống KT-XH của một quốc gia. 1.1.4 Vai trò của chi thường xuyên - Chi thường xuyên có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chi của NSNN. Thông qua chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng QLNN; đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. - Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho ĐTPT, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của nhà nước.