Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – ch

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mại (NHTM), nhất là các ngân hàng có quy mô lớn. Bởi huy động vốn giúp ngân hàng tăng quy mô vốn, làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng, tạo uy tín niềm tin giữa ngân hàng với khách hàng. Hệ thống NHTM với chức năng là trung gian tài chính giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa những tác nhân dư vốn và tác nhân thiếu vốn, vẫn luôn là một kênh huy động vốn chủ lực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn của toàn xã hội. Hầu hết các NHTM đều nằm trong tình trạng thiếu vốn trung và dài hạn, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Do vậy, yêu cầu về nâng cao hiệu quả huy động vốn là hết sức cần thiết cho các NHTM, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và thị trường chứng khoán trong một chừng mực nào đó là nơi đầu tư yêu thích của một bộ phận dân cư ngày càng lớn.
    Nằm trong hệ thống các ngân hàng quốc doanh, giữ vai trò chủ lực thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên tiến hành cổ phần hoá ( IPO vào tháng 10/2007). Hiện nay với tên gọi ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), với mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước, VCB đã và đang khẳng định vị thế hàng đầu của mình trong công tác huy động vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng cho các thành phần kinh tế. Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Ngoại thương chi nhánh Hải Phòng là một trong những chi nhánh góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng đất nước. Nguồn vốn huy động của VCB Hải Phòng liên tục tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên ngân hàng gặp khó khăn trong cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn. Hiện nay, ngân hàng đang đứng trước tình trạng là thừa vốn ngắn hạn thiếu vốn trung dài hạn, trong khi đó nhu cầu vay vốn trung dài hạn ngày càng tăng trong những năm gần đây. Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế của khu
    vực và toàn cầu, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt không chỉ với các ngân hàng trong nước mà còn với các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động và dần ổn định thì yêu cầu khai thác tối đa những nguồn vốn đang còn tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân cư để có một nguồn vốn phong phú với cơ cấu vốn tối ưu, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và của chính bản thân VCB Hải Phòng luôn là một thách thức lớn. Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng” làm khóa luận tốt nghiệp
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại. . 8
    1.1. Tổng quan về hoạt động của ngân hàng thương mại 8
    1.1.1 Huy động vốn của ngân hàng thương mại 8
    1.1.2 Sử dụng vốn của NHTM 10
    1.1.3 Các hoạt động dịch vụ của NHTM . 12
    1.2. Một số vấn đề về huy động vốn của NHTM . 14
    1.2.1. Vai trò của huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 14
    1.2.2. Cơ cấu huy động vốn của NHTM . 15
    1.2.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM . 15
    1.2.3.1.Nhận tiền gửi . 15
    1.2.3.2 Vay . 18
    1.2.3.3. Huy động khác 21
    1.3. Hiệu quả huy động vốn của NHTM . 22
    1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn tại các NHTM 22
    1.3.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn của các NTHM 23
    1.3.2.1. Tăng trưởng về qui mô huy động . 23
    1.3.2.2. Cơ cấu huy động vốn phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn . 24
    1.3.2.3. Chi phí huy động vốn . 24
    1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM . 25
    1.3.3.1. Nhân tố chủ quan . 25
    1.3.3.2. Nhân tố khách quan . 31
    Chương 2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Hải Phòng . 34
    2.1. Khái quát hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Hải Phòng 34
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 34
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động 35
    2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại thương Hải Phòng giai đoạn 2008 – 2011 37
    2.1.4 Kết quả kinh doanh . 45
    2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại NHTMCP Ngoại thương HP 47
    2.2.1 Tình hình chung về huy động vốn của NHTMCP NT HP trong giai đoạn 2008 – 2011 . 47
    2.2.2 Thực trạng huy động vốn của NTTMCP NT HP 49
    2.2.2.1 Qui mô huy động vốn 49
    2.2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động 51
    2.2.2.2.1. Cơ cấu vốn tiền gửi theo kỳ hạn 52
    2.2.2.2.2. Cơ cấu vốn tiền gửi theo loại tiền ( Nội tệ và ngoại tệ ) . 56
    2.2.2.2.3. Cơ cấu vốn tiền gửi theo hình thức huy động vốn 58
    2.2.2.2.4. Sự phù hợp giữa cơ cấu huy động và sử dụng vốn . 60
    2.2.2.3. Chi phí huy động vốn . 64
    2.2.2.4 Chính sách khách hàng . 65
    2.2.2.5 Sản phẩm dịch vụ huy động vốn 66
    2.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại NH TMCP Ngoại thương Hải Phòng 67
    2.3.1. Kết quả đạt được . 67
    2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân . 68
    2.3.2.1. Tồn tại 68
    2.3.2.2. Nguyên nhân . 69
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Ngoại thương HP . 73
    3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Ngoại thương HP
    3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh . 73
    3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn . 75
    3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Ngoại thương Hải Phòng . 76
    3.2.1. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn . 76
    3.2.2. Hoàn thiện chính sách lãi suất 78
    3.2.3. Nâng cao chất lương sử dụng vốn 79
    3.2.4. Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 80
    3.3. Một số kiến nghị . 81
    3.3.1. Kiến nghị với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam . 81
    3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước . 82
    3.3.3. Kiến nghị với Chính Phủ và các Bộ, ngành . 83
    KẾT LUẬN 84
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...