Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thô

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

    Lời mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bàn về nhu cầu cầu vốn trong nền kinh tế nước ta, văn kiện Đại hội Đảng VIII có ghi: “Thị trường vốn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Chúng ta không thể thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nếu không huy động được nhiều nguồn vốn, nhất là nguồn vốn dài hạn trong nước. Do đó, hình thành và phát triển thị trường vốn càng trở thành bức xúc. Nòng cốt của loại thị trường này phải là các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính .”
    Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành “kênh dẫn vốn quan trọng” đóng vai trò chủ chốt trong nhu cầu giao lưu vốn của nền kinh tế. Đánh giá chung về hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Bộ chính trị đã nêu: “Từ khi chuyển sang kinh doanh, các ngân hàng thương mại đã thực hiện huy động một khối lượng đáng kể vốn trong nước và nước ngoài; thúc đẩy đầu tư cho sản xuất của các thành phần kinh tế, coi trọng đầu tư tín dụng ưu đãi để phục vụ xoá đói giảm nghèo và thực hiện một số chính sách xã hội .”. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình. “Nguồn vốn huy động được còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn của xã hội, chất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn lớn, tình hình tài chính của một số ngân hàng thương mại tiếp tục khó khăn. Bên cạnh đó, thị trường vốn phát triển chậm, tỷ lệ sử dụng tiền mặt còn lớn, các loại dịch vụ tài chính ngân hàng chưa đa dạng. Nguồn vốn trong dân cư chưa được huy động đúng mức, chưa có chính sách đủ mạnh để khuyến khích dân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.”
    Rõ ràng cung ứng vốn cho nền kinh tế đang là đòi hỏi rất lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước, bởi vốn là nguồn đầu vào quyết định sự tăng trưởng và phát triển, là yếu tố tiên quyết nhằm đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế, tiến nhanh, tiến kịp các nước khu vực và trên thế giới.
    Chính vì vậy, việc đẩy mạnh huy động vốn qua hệ thống ngân hàng thương mại là một vấn đề tất yếu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Làm thế nào để huy động, khai thác hết mọi nguồn vốn tiềm tàng trong dân, trong các tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu vốn của xã hội, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh luôn là vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng thương mại nói chung và Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (sau đây xin được viết tắt là SGD VBARD) nói riêng. Chính vì lẽ đó, em chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Khoá luận hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về lý luận và biện pháp huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó, khoá luận đã đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng công tác huy động vốn của Sở giao dịch VBARD trong mối quan hệ với nền kinh tế và quan hệ so sánh với hoạt động này ở các ngân hàng khác. Từ cơ sở lý luận về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động nguồn vốn và công tác huy động vốn của SGD VBARD, khoá luận đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nguồn vốn mà trọng tâm là công tác huy động vốn của SGD VBARD.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến nguồn vốn huy động của NHTM nói chung và SGD VBARD nói riêng trên các khía cạnh quy mô, chất lượng và hoạt động của chúng.
    Phạm vi nghiên cứu: khoá luận chủ yếu đi sâu nghiên cứu thực tiễn hoạt động nguồn vốn huy động của SGD VBARD những năm qua trên cơ sở các thông tin, số liệu của Sở giao dịch từ năm 1999 - 2002 và các nguồn thông tin khác từ nội bộ ngân hàng.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    -Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trên cơ sở các học thuyết kinh tế, đặc biệt là học thuyết kinh tế chính trị Mac - Lênin.
    - Sử dụng phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, thống kê phân tích.
    - Sử dụng số liệu thống kê thực tế và mô hình ước lượng để luận chứng.
    5. Những đóng góp của khoá luận
    * Về lý luận, khoá luận đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về nguồn vốn huy động và chất lượng nguồn vốn huy động, đồng thời chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
    * Về thực tiễn, khoá luận phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động nguồn vốn và công tác huy động vốn của SGD VBARD, từ đó cho thấy những mặt mạnh và những hạn chế trong hoạt động quản lý quy mô và chất lượng nguồn vốn của Sở giao dịch. Đóng góp lớn nhất là khoá luận đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của SGD VBARD.
    6. Kết cấu của khoá luận
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Ngân hàng thương mại và nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
     
Đang tải...