Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng
    trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Có thể nói, ngân hàng là một
    trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền
    kinh tế. Trong hoạt động của ngành ngân hàng thì hoạt động tín dụng là lĩnh vực
    quan trọng nhất. Quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt
    động trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lời chủ yếu, quyết định sự
    tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để hoạt động tín
    dụng thật sự có hiệu quả trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn? Vì
    hiệu quả tín dụng được nâng cao sẽ giúp các NHTM giảm được chi phí nghiệp vụ,
    chi phí quản lý và đặc biệt giảm được những thiệt hại rất lớn do không thu hồi
    được vốn tín dụng. Thông qua đó, khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ
    ngân hàng được tăng lên, làm tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả hoạt động cho các
    NHTM. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tức là tăng khả năng quay vòng vốn
    tín dụng, cho phép NHTM mở rộng các hình thức dịch vụ cũng như quy mô vốn
    tín dụng. Từ đó, các NHTM không những duy trì được mối quan hệ với những
    khách hàng truyền thống mà còn mở rộng thu hút được những khách hàng mới. Đó
    cũng là cách để các NHTM mở rộng thị trường, nâng cao lợi nhuận và khả năng
    cạnh tranh trên thị trường.
    Với thế mạnh của 1 ngân hàng đã khẳng định được thương hiệu của mình,
    trong giai đoạn 2009-2011, Ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt
    Nam - chi nhánh Hồng Bàng vẫn giữ được vị trí dẫn đầu của mình trong tình hình
    kinh tế có nhiều biến động. Nhìn chung, huy động vốn, doanh số cho vay và dư nợ
    tín dụng vẫn giữ được ổn định. Tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới hạn an toàn cho phép
    (<3%), từng bước giảm dần nợ quá hạn. Tuy nhiên, thực tế hoạt động tín dụng còn
    gặp nhiều khó khăn, nổi cộm lên là vấn đề hiệu quả tín dụng vẫn chưa cao, nhiều
    thời điểm để xảy ra tình trạng mất cân đối giữa vốn huy động và vốn cho vay, chưa
    mở rộng được nhiều phương thức cho vay và đối tượng cho vay. Điều đó nói lên rằng
    vốn đầu tư cho chiều sâu chưa đáp ứng được đòi hỏi bức thiết ngày càng cao của nền
    kinh tế.

    Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động tín dụng đang là một vấn đề được chi nhánh
    Vietinbank Hồng Bàng quan tâm, giải quyết. Nhận thức được tầm quan trọng và ý
    nghĩa lớn lao của vấn đề trên, với những kiến thức đã được học tập ở trường và sau
    một thời gian thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam -
    Chi nhánh Hồng Bàng em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
    động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam -
    chi nhánh Hồng Bàng
    ” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu
    và kết luận, kết cấu khóa luận gồm 3 chương:
    Chương I: Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của Ngân hàng
    thương mại.
    Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
    Thương Việt Nam - chi nhánh Hồng Bàng.
    Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại
    Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Hồng Bàng.
    Đề tài này được tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn kinh tế Việt Nam có
    nhiều biến động. Cụ thể là chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm
    phát tăng cao. Trên cơ sở nghiên cứu các số liệu về hoạt động tín dụng tại Ngân
    hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Hồng Bàng trong 3 năm 2009,
    2010 và 2011, người viết sẽ xem xét các tác động của những biến động trên đã ảnh
    hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào. Từ đó đưa ra các giải
    pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng mà chi nhánh có
    thể áp dụng vào thực tiễn.
    Là một sinh viên mới được trang bị kiến thức căn bản, thời gian nghiên cứu và
    kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu
    sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cán bộ
    công nhân viên ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hồng Bàng
    và bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...