Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng N

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn


    Luận văn dài 128 trang

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập đầy đủ hơn là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này trong điều kiện hầu hết các nguồn lực trở nên khan hiếm thì bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào tiết kiệm, hiệu quả. Chỉ trên cơ sở SXKD với hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có thể đứng vững.
    Đối với các NHTM, tín dụng là một hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn nhất. Để đạt được các mục tiêu đặt ra, trong chiến l­ược kinh doanh của mình, đòi hỏi mỗi ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức và chính sách tín dụng hợp lý, hiệu quả. Vì vậy, vấn đề hiệu quả hoạt động tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu, việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là yêu cầu bức xúc đặt ra, đồng thời là mục tiêu h­ướng tới trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung.
    Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm cho con người và cung cấp nguyên liệu cho các ngành nghề khác nên có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Việt Nam là nước có gần 80% dân số sống ở nông thôn, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp nên NNNT càng có vai trò quan trọng. Bộ mặt NNNT Việt Nam trong những năm qua có những bước chuyển biến đáng kể, nhiều hộ gia đình ở nông thôn đã thoát nghèo và trở nên giàu có, cơ cấu kinh tế NNNT có những thay đổi theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, trên thực tế NNNT hiện đang tồn tại những hạn chế đó là: thiếu vốn, đầu tư thấp, sản xuất chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Vì thế, nhu cầu vốn đầu tư trong lĩnh vực NNNT rất lớn, cần thiết phải tăng cường đầu tư vốn cho NNNT, hơn nữa, vốn đầu tư đó phải được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả mới giải quyết được hạn chế này. Trong các kênh vốn đầu tư cho NNNT, kênh TDNH được xem là kênh quan trọng nhất. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động TDNH sẽ là một trong những cơ sở quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH, nhất là quá trình CNH, HĐH NNNT theo tinh thần của Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ năm, khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010.
    Quảng Nam là tỉnh thuần nông, nhu cầu vốn đầu tư trong lĩnh vực NNNT rất lớn nhưng nông thôn Quảng Nam còn khá nghèo. Là ngân hàng hoạt động trên địa bàn NNNT, xác định thị trường NNNT là thị trường mục tiêu, NHNo&PTNT Quảng Nam từ khi thành lập năm 1997 đến nay đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong hoạt động tín dụng như: số hộ giao dịch với ngân hàng ngày càng nhiều, dư nợ qua các năm liên tục tăng, tỷ lệ nợ xấu và nợ khó đòi do nhiều nguyên nhân (trong đó có thiên tai bất khả kháng) giảm. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng như cản trở việc tiếp cận vốn ngân hàng của người dân để phát triển NNNT. Do vậy, việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực NNNT tại NHNo&PTNT Quảng Nam là cấp thiết và luôn có ý nghĩa thực tiễn. Đó cũng chính là lý do cơ bản của việc lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng được xác lập và phát triển. Vì vậy, đã có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động có liên quan đến TDNH, về hiệu quả của TDNH và TDNH đối với lĩnh vực NNNT. Trong số đó có một số công trình tiêu biểu như:
    - “Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở thủ đô Hà Nội” (1997), luận văn thạc sĩ kinh tế của Lê Anh Hào, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    - “Đổi mới hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” (1999), luận văn thạc sĩ kinh tế của Võ Văn Lâm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    - “Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An” (2003), luận án tiến sĩ kinh tế của Hà Huy Hùng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    - “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”(2005), luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thiện Quân, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    - “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, TS. Võ Văn Lâm, Tạp chí Sinh hoạt lý luận số 5 (54)/2002 Phân viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
    Các công trình này đã làm rõ một số lý luận chung về TDNH, về hiệu quả của TDNH đối với phát triển NNNT, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực công nghiệp ngoài quốc doanh. Đến nay, trên địa bàn Quảng Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng NHNo&PTNT đối với lĩnh vực NNNT.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    + Mục đích nghiên cứu: tìm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực NNNT tại NHNo&PTNT Quảng Nam.
    + Nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra gồm:
    - Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận về hiệu quả của TDNH và đặc thù của hoạt động TDNH đối với lĩnh vực NNNT.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực NNNT của NHNo&PTNT Quảng Nam trong thời gian qua. Qua đó, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực NNNT và những nguyên nhân chủ yếu.
    - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực NNNT của NHNo&PTNT Quảng Nam trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả hoạt động TDNH đối với lĩnh vực NNNT.
    Về phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tại NHNo&PTNT ở địa bàn Quảng Nam. Thời gian khảo sát từ 2001 đến 2005.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Thực hiện đề tài trên, luận văn sử dụng các phương pháp như:
    - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử;
    - Phương pháp thống kê; phân tích và tổng hợp;
    - Phương pháp khảo sát thực tế, mô hình hoá, so sánh và đối chiếu,
    6. Những đóng góp của đề tài
    Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong việc đề ra các giải pháp mang tính khả thi cao đối với hoạt động tín dụng phục vụ NNNT trên địa bàn Quảng Nam.
    7. Kết cấu của luận văn

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    5. Phương pháp nghiên cứu
    6. Những đóng góp của đề tài
    7. Kết cấu của luận văn
    Chương 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
    1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
    1.1.1. Đặc điểm về kinh tế, xã hội nông nghiệp nông thôn ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng
    1.1.1.1. Khái quát về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
    1.1.1.2. Vai trò của nông nghiệp nông thôn trong việc phát triển kinh tế, xã hội
    1.1.1.3. Đặc điểm về kinh tế, xã hội nông nghiệp nông thôn ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng
    1.1.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp nông thôn
    1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp nông thôn
    1.1.3.1. Tổng quan về tín dụng và tín dụng ngân hàng
    1.1.3.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp nông thôn
    1.2. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
    1.2.1. Quan niệm về hiệu quả tín dụng ngân hàng
    1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngân hàng
    1.2.3. Các nhân tố ảnh h­ưởng đến hiệu quả tín dụng ngân hàng
    1.2.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
    1.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN - KINH NGHIỆM TỪ CÁC TỈNH
    1.3.1.Hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
    1.3.2. Kinh nghiệm từ các tỉnh
    1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
    Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NAM
    2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN TỈNH VÀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NAM
    2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Nam ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    2.1.2. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
    2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
    2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
    2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới chi nhánh
    2.1.2.4. Lực lượng lao động và cơ sở vật chất
    2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NAM
    2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
    2.2.1.1 Chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
    2.2.1.2. Thực trạng về hoạt động huy động vốn
    2.2.1.3 Thực trạng về hoạt động cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
    * Về đối tượng và ngành nghề cho vay
    2.2.2. Thực trạng về hiệu quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
    2.2.2.1 Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam
    2.2.2.2 Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với kinh tế xã hội trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn Quảng Nam
    2.2.3. Đánh giá chung
    2.2.3.1. Kết quả hoạt động và hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Quảng Nam
    2.2.3.2 Những vấn đề đặt ra đối với hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
    2.2.3.3 Nguyên nhân chủ yếu
    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NAM
    3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP,NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NAM
    3.1.1. Các căn cứ nền tảng xây dựng phương hướng và mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
    3.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
    3.2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NAM
    3.2.1. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
    3.2.1.1. Xây dựng chiến lược cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn
    3.2.1.2 Xác định và lựa chọn đối tượng ưu tiên đầu tư
    3.2.1.3. Đa dạng hoá các phương thức cho vay vốn
    3.2.1.4. Đa dạng hoá các hình thức chuyển tải vốn vay
    3.2.1.5. Giải quyết vấn đề thủ tục vay cho khách hàng, nhất là đối với hộ sản xuất
    3.2.1.6. Xây dựng cơ chế lãi suất cho vay phù hợp với đặc thù của khu vực nông nghiệp, nông thôn
    3.2.2. Giải pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
    3.2.2.1 Nâng cao năng lực thẩm định tín dụng, nhất là năng lực thẩm định phương án, dự án đầu tư
    3.2.2.2 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
    3.2.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát danh mục cho vay
    3.2.2.5 Phối hợp với các công ty bảo hiểm để đưa thêm điều khoản về bảo hiểm vật nuôi, cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, bảo hiểm tàu thuyền trong nghề đánh bắt.
    3.2.3. Nâng cao khả năng huy động vốn tại chỗ và tranh thủ tiếp nhận các nguồn vốn bên ngoài
    3.2.3.1. Nâng cao khả năng huy động vốn tại chỗ
    3.2.3.2. Tranh thủ tiếp nhận các nguồn vốn bên ngoài
    3.2.4. Các giải pháp khác
    3.2.4.1. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng
    3.2.4.2. Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và kiện toàn bộ máy tổ chức của Ngân hàng
    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
     
Đang tải...