Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    *** # " ***
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
    Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các khu công nghiệp ở
    Đồng Nai ngày càng nhiều, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và
    nước ngoài và nước ngoài ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
    Với các dự án sân bay quốc tế Long Thành, đường cao tốc Thành phố Hồ
    Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, huyện Nhơn Trạch sẽ trở thành thành
    phố trong tương lai không xa, hứa hẹn tương lai Đồng Nai sẽ trở thành trung
    tâm kinh tế thương mại dịch vụ sầm uất của cả nước.[16]
    Cùng với sự phát triển nêu trên, hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh đã
    thu hút rất nhiều Ngân hàng trong và ngoài nước, các tổ chức tín dụng mở
    chi nhánh đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp hoạt động cũng như thu
    hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn.
    Đặc biệt, những biến động kinh tế xã hội năm 2008 mà đỉnh cao là suy giảm
    kinh tế toàn cầu đã và đang tác động rất xấu đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và
    các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai nói riêng.
    Vậy Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai
    bị ảnh hưởng như thế nào? Ngân hàng đã làm gì và phải làm gì để nâng cao hoạt
    động tín dụng của mình trong giai đoạn suy giảm kinh tế, nhất là với khách hàng
    doanh nghiệp. Và đây cũng chính là là lý do em quyết định chọn đề tài: “GIẢI
    PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
    TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
    TỈNH ĐỒNG NAI
    ” để làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
    2. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
    Năm 2008 với sự sụp đổ của các Ngân hàng lớn trên thế giới, khủng hoảng
    kinh tế, suy thoái kinh tế toàn cầu, đặt ra nhiều thách thức với các Ngân hàng trong




    2
    nước. Các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà kinh tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về
    hoạt động kinh tế(nói chung) và hoạt động Ngân hàng(nói riêng).Tuy nhiên theo
    người viết nhận định có 2 công trình nghiên cứu phù hợp với thời kỳ mới đó là:
    “Tiền tệ Ngân hàng” của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Dờn và “Nghiệp vụ
    Ngân hàng Thương mại” của Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều [7],[8].Việc xuất bản hai
    công trình tiêu biểu trên thị trường mang lại những kiến thức thiết thực về tín dụng
    Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.Trên cơ sở đó các NHTM có thể áp dụng
    vào hoạt động kinh doanh, đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả họat động tín
    dụng, cũng như đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
    UBND Tỉnh Đồng Nai đã nghiên cứu vào đề ra những chiến lược, chỉ tiêu để
    tăng năng lực cạnh tranh, đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng và mở rộng
    quy mô tín dụng của các Ngân hàng thương mại trong địa bàn Tỉnh [16]. Tuy nhiên,
    bên cạnh các mục tiêu, định hướng mà Tỉnh đề ra thì hầu hết các Ngân hàng đều tự
    tìm ra những chiến lược cạnh tranh riêng, những hướng đi, những giải pháp cho
    riêng mình và bảo mật các ý tưởng này cho đến khi được thực hiện để có thể cạnh
    tranh lành mạnh với các đối thủ trong cũng như ngoài Tỉnh, đảm bảo cho sự phát
    triển bền vững thương hiệu của mình [17].
    Đề tài về hoạt động tín doanh nghiệp là đề tài khá phổ biến trong các báo cáo
    nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tại Trường Đại học Lạc Hồng, cũng đã có nhiều
    báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên về đề tài này, tiêu biểu có:
    + Nguyễn Cao Quang Nhật, Báo cáo nghiên cứu khoa học (2008), “Một số
    giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh
    nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh khu
    công nghiệp Biên Hòa”.[10]
    + Vũ Thị Thanh An, Báo cáo nghiên cứu khoa học (2008), “Những giải pháp
    nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bằng nguồn vốn ODA đối với doanh nghiệp
    vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi nhánh Tây Sài Gòn” .[1]




    3
    Riêng tại BIDV Đồng Nai, hiện có ba đề tài có nội dung tương tự: báo cáo tốt
    nghiệp viết về đề tài tín dụng ngắn hạn doanh nghiệp, đề tài khác viết về cho vay
    khách hàng cá nhân và một báo cáo tốt nghiệp viết về đề tài tín dụng DNNVV.
    Mỗi một tác giả với đề tài của mình điều có phong cách riêng về nội dung,
    hình thức thể hiện cũng như định hướng đề tài hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào
    thời điểm nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu . Đề tài “Giải
    pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu
    Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai” được tác giả tiến hành
    nghiên cứu trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động cụ thể là suy giảm kinh tế
    toàn cầu và lạm phát tại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu các số liệu, người viết sẽ
    xem xét các tác động của những biến động trên ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân
    hàng, từ đó nhận ra các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp và đưa
    ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, mà Chi
    nhánh có thể áp dụng vào thực tiển trong toàn hệ thống, góp phần khẳng định vị trí,
    thương hiệu của Ngân hàng trong nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế.
    3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    - Đánh giá tình hình tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu
    Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai.
    - Phân tích những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động tín dụng đối với khách
    hàng doanh nghiệp.
    - Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng
    doanh nghiệp.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    * Đối tượng nghiên cứu :
    Khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư Và
    Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai.
    * Phạm vi nghiên cứu :




    4
    - Không gian nghiên cứu: Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi
    nhánh Tỉnh Đồng Nai.
    - Thời gian nghiên cứu: Năm 2007; Năm 2008
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
    Trong bài báo cáo nghiên cứu khoa học này người viết sử dụng phương pháp
    nghiên cứu: phương pháp mô tả, so sánh, thống kê, phân tích.
    Người viết đã thu thập số liệu thống kê, tài liệu về tình hình tín dụng trong
    những trong 2 năm tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh
    Đồng Nai, qua đó sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, mô tả để đưa ra những
    nhận xét, đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp thông qua các chỉ
    số như: doanh số cho vay, huy động vốn, dư nợ, nợ quá hạn, .
    Từ thực trạng về hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và
    Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai, người viết đưa ra đưa ra các giải
    pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, mà Chi nhánh có thể áp
    dụng vào thực tiển trong toàn hệ thống, góp phần khẳng định vị trí, thương hiệu của
    Ngân hàng trong nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế.
    6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : Gồm 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tín dụng Ngân hàng thương mại.
    - Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu
    Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai.
    - Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng khách hàng doanh
    nghiệp.
    Ngoài ra báo cáo nghiên cứu khoa học còn có danh mục tài liệu tham khảo
    và phần phụ lục đính kèm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...