Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu. Nếu vấn đề nghèo đói không giải quyết được thì không mục đích nào mà cộng đồng quốc tế, quốc gia đặt ra như hòa bình, ổn định công bằng xã hội có thể giải quyết được.

    Đói nghèo và xoá đói giảm nghèo luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới bởi vì giàu mạnh gắn liền với sự hưng thịnh của đất nước. Đói nghèo thường gây ra sự xung đột chính trị, xung đột giai cấp, dẫn đến bất ổn về xã hội, bất ổn về chính trị. Mọi dân tộc tuy có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị, nhưng đều có một mục tiêu là làm thế nào để quốc gia mình, dân tộc mình giàu có.

    Trong hơn 60 năm qua Đảng và Nhà nước ta không ngừng nỗ lực phát triển kinh tế, chăm lo nuôi dưỡng sức dân, thu hẹp diện đói nghèo, xóa dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải ra sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; Nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi” và “Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy thì cũng không thực hiện được”[10,572]. Từ Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa VII Đảng ta đã đề ra chủ trương xóa đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như trong chiến lược phát triển KT-XH. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của công cuộc xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đã xác định phải đưa hộ đói nghèo thoát khỏi tình trạng túng thiếu hiện nay và sớm hòa nhập với sự phát triển chung của đất nước.

    Để đạt được mục tiêu trên ngoài việc cố gắng tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế gia đình, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp người nghèo hiểu và biết cách kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Chính phủ còn tăng cường chủ trương tiếp cận tín dụng người nghèo nhằm khai thác mọi nguồn vốn và biết sử dụng đồng vốn có hiệu quả để phát triển kinh tế, XĐGN tiến tới cuộc sống ngày càng giàu có hơn. Thực hiện chủ trương này Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) và các tổ chức tín dụng khác như quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN và PTNT) . đã và đang nỗ lực rất lớn trong việc thực hiện cơ chế cho vay, nhất là thủ tục vay vốn ngày càng đơn giản để người nghèo dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với đồng vốn hơn.

    Ở tỉnh Lâm Đồng nói chung, thị xã Bảo Lộc nói riêng là nơi có nhiều tiềm năng kinh tế lớn. Ngoài khả năng phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như trà, cà phê, dâu tằm, nhiều loại cây ăn quả đặc sản, công nghiệp chế biến, chăn nuôi gia súc, gia cầm v.v. Đây còn là vùng có thể phát triển về du lịch tốt. Mặc dù là vùng có nhiều tiềm năng lớn như vậy. Song đến nay do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, đặc biệt là do trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật (KHKT) của người dân còn thấp, nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, địa hình phân bố phức tạp, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, lạc hậu v.v . Nên kinh tế của thị xã Bảo Lộc còn chậm phát triển, sản xuất và đời sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn.

    Vấn đề phát triển kinh tế đang là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra trong công cuộc đổi mới kinh tế và gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước ta. Bởi vậy, kinh tế của thị xã Bảo Lộc được phát triển vừa mang lại lợi ích cho quá trình tăng trưởng, vừa tạo điều kiện cho việc thực hiện công bằng xã hội, đồng thời sẽ nhanh chóng XĐGN. Muốn khai thác hết tiềm năng kinh tế của thị xã Bảo Lộc để phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống các hộ nghèo có điều kiện vươn lên làm giàu thì vấn đề vốn là nhu cầu lớn và cấp bách đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết kịp thời. Để đạt được mục đích đó phải kể đến vai trò của các tổ chức tín dụng đặc biệt là hoạt động cho vay vốn của NHCSXH đối với các hộ nghèo để phát triển kinh tế, XĐGN trên địa bàn.

    Trước những đòi hỏi cấp thiết như vậy, tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng” làm luận văn thạc sỹ.

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    2.1. Mục tiêu tổng quát

    Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội cho các hộ nghèo tại thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

    2.2. Mục tiêu cụ thể

    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng và hiệu quả tín dụng.

    - Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội.

    - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và sử dụng hiệu quả tín dụng của các hộ nghèo với mục đích phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng khảo sát là Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Bảo Lộc và các hộ gia đình nghèo hưởng lợi tham gia vay vốn nhằm phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

    3.2. Phạm vi nghiên cứu

    - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Bao gồm NHCSXH và 11 xã, phường sau đây:

    + Phường I.

    + Phường II.

    + Phường Blao

    + Phường Lộc Phát

    + Phường Lộc Sơn

    + Phường Lộc Tiến

    + Xã Lộc Nga

    + Xã Đam Bri

    + Xã Lộc Thanh

    + Xã Lộc Châu

    + Xã Đại Lào.

    - Về thời gian: Đánh giá phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2005 - 2007 và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng từ nay đến năm 2015.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...