Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí 17 – BQP

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC BẢNG vi
    DANH MỤC HÌNH vii
    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 4
    1.1. Tổng quan về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4
    1.1.1. Khái niệm về hiệu quả. 4
    1.1.2. Bản chất và phân loại hiệu quả 8
    1.1.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 11
    1.2. Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 13
    1.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp. 13
    1.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh thành phần. 15
    1.3. Phương hướng chung nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 22
    1.3.1 Những nhân tố tác động và gây ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 22
    1.3.2 .Các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 23

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ 17 - BQP 26
    2.1. Sơ lược lịch sử phát triển của Công ty cơ khí 17 – BQP 26
    2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cơ khí 17 – BQP 26
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cơ khí 17 28
    2.1.3. Các sản phẩm chủ yếu của Công ty cơ khí 17 – BQP. 31
    2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí 17 - BQP 32
    2.2.1. Quy trình sản xuất 32
    2.2.2. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị công nghệ 37
    2.2.3. Thực trạng về quản lý và lao động 40
    2.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí 17 – BQP giai đoạn 2008 - 2010 41
    2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 49
    2.3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 49
    2.3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận. 51
    2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 - 2010 55
    2.4.1. Những thành tựu. 55
    2.4.2. Những tồn tại 56
    2.4.3. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại: 57

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ 17 – BQP 58
    3.1. Định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí 17 – BQP 58
    3.1.1 Dự báo thị trường tiêu thụ một số loại sản phẩm chính của Công ty cơ khí 17 – BQP 58
    3.1.2. Một số quan điểm định hướng cho các giải pháp của Công ty cơ khí 17 – BQP 60
    3.2 Giải pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh 61
    3.2.1 Các biện pháp làm giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm 61
    3.2.2 Các biện pháp làm giảm chi phí lao động và tăng năng suất lao động 65
    3.2.3 Tăng hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị nhằm giảm chi phí khấu hao tài sản cố định trong giá thành đơn vị sản phẩm 66
    3.2.4 Biện pháp nhằm giảm chi phí tiền điện trong giá thành sản phẩm 67
    3.2.5 Các biện pháp tiết kiệm vốn lưu động và sử dụng hiệu quả vốn lưu động 67
    3.3. Giải pháp về công nghệ và tổ chức quản lý lao động 72
    3.3.1. Giải pháp về công nghệ 72
    3.3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý lao động 74
    3.4. Giải pháp thị trường và sản phẩm 77
    3.4.1 Các biện pháp đầu tư nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm 77
    3.4.2 Tăng cường công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường của công ty 77
    3.5. Điều kiện thực hiện và các kiến nghị 79
    3.5.1. Một số kiến nghị với BQP và với Nhà nước 79
    3.5.2. Một số kiến nghị vơi ban lãnh đạo Công ty 81
    KẾT LUẬN 83
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
    PHỤ LỤC 86
    TÓM TẮT LUẬN VĂN 86


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngành công nghiệp cơ khí là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp cơ khí không chỉ cung cấp các sản phẩm tiêu dùng mà quan trọng hơn là ngành cơ sở, cung cấp máy móc thiết bị cho nhiều ngành sản xuất khác. Ngay từ khi mới ra đời, ngành công nghiệp cơ khí ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước xác định là ngành có vai trò then chốt trong cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, luôn được ưu tiên phát triển. Trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, công nghiệp cơ khí Việt Nam đã và đang có những bước chuyển mình, từng bước xóa bỏ cơ chế bao cấp và dần chuyển mạnh sang cơ chế thị trường. Tuy vậy, so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiềm năng của ngành công nghiệp cơ khí nước nhà thì những kết quả thu được còn khá khiêm tốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa thực sự tốt nên ngành công nghiệp cơ khí nói chung và Công ty cơ khí 17 – BQP nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn cả về trước mắt lẫn định hướng phát triển lâu dài.
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào nhằm đạt được những kết cao nhất ở đầu ra. Xu hướng chung của công tác quản lý hiệu quả là giữ chi phí ở mức tối thiểu mà kết quả đạt được phải tối đa. Công ty cơ khí 17 – BQP tuy ý thức được rất rõ vấn đề này, nhưng việc tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế để đánh giá một cách chính xác những ảnh hưởng về chủ quan và khách quan đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa được thường xuyên và triệt để trên cơ sở nền tảng khoa học chắc chắn, cho nên nhiều giải pháp được đưa ra song cơ bản nó đều là các giải pháp tình huống, không giải quyết được tận gốc của vấn đề.
    Ý thức được tính cấp thiết của vấn đề này, với mục đích hoàn thiện và phát triển các kiến thức đã được tích lũy ở nhà trường để ứng dụng trong thực tiễn, em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí 17 – BQP.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Việc nghiên cứu đề tài nhằm một số mục đích sau:
    - Làm rõ cơ sở khoa học và hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí 17-BQP.
    - Đề xuất giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí 17 – BQP trong giai đoạn hiện nay.
    3. Tổng quan nghiên cứu:
    Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã được thực hiện nhiều trên thế giới và Việt Nam. Những nghiên cứu này đã đem lại nhiều lợi ích tích cực cho các doanh nghiệp. Mặc dù có một số quan điểm khác nhau về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng về cơ bản các nhà kinh tế đều có chung một nhận định đó là hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.
    Mặc dù vậy, những vấn đề về đánh giá hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội .và việc xác định chỉ tiêu tổng quát đánh giá hoạt động của doanh nghiệp trong ngành cơ khí còn cần phải làm rõ, đặc biệt nghiên cứu chi tiết về thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh và các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Cơ khí 17 – BQP.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí 17 – BQP trong tương quan chung trong ngành.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Về không gian nghiên cứu: trong khuôn khổ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí 17 – BQP.
    - Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu các số liệu thống kê thực tiễn trong 3 năm (2008-2010).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...