Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mạng di động sfone

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I .TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

    1.1 MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
    1.1.1 Giới thiệu chung về mạng thông tin di động
    Mạng thông tin di động là mạng kết nối và cung cấp thông tin liên lạc di
    động, không cố định, giúp cho các khách hàng sử dụng dịch vụ có thể nhận và thực
    hiện cuộc gọi.
    Việc thực hiện các loại hình cung cấp thông tin liên lạc trên mạng di động
    được gọi là cung cấp dịch vụ thông tin di động.
    Ngày nay, mạng thông tin di động không chỉ phục vụ trong lĩnh vực nghe và
    gọi mà còn cho phép thực hiện các chức năng trong lĩnh vực trưyền số liệu.
    Các tiện ích đang được khai thác thực hiện phổ biến trên cơ sở mạng thông
    tin di động như: truyền thông tin theo yêu cầu IOD (Information on Demand),
    thương mại điện tử (E-Commerce), lĩnh vực giải trí như: xem phim trên điện thoại
    theo yêu cầu (VOD: Video on Demand), nghe nhạc theo yêu cầu (MOD: Music on
    Demand),
    1.1.2 Tính chất đặc thù của dịch vụ mạng thông tin di động
    Dịch vụ thực hiện trên mạng thông tin di động mang nhiều tính chất khá đặc
    biệt so với nhiều loại hình dịch vụ khác. Nó ra đời trong điều kiện khoa học kỹ
    thuật phát triển cao. Quá trình sản xuất trải qua nhiều khâu với nhiều cơ quan chức
    năng liên quan. Khác với các sản phẩm dịch vụ thông thường, dịch vụ thông tin di
    động có những đặc thù riêng như sau:
    - Một là: tính vô hình, chỉ có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ do sự
    cảm nhận của khách hàng sử dụng dịch vụ, ở các mức độ khác nhau chứ không thể
    nếm, sờ hoặc trông thấy đuợc.
    - Hai là: tính không đồng nhất, việc tiêu chuẩn hóa đuợc áp dụng chỉ cho các
    thiết bị phục vụ như một yếu tố trong khâu sản xuất. Quá trình xây dựng mạng hay
    nói đi là quá trình sản xuất, lắp đặt và vận hành có liên quan đến nhiều cơ quan
    chuyên ngành do đó khó chuẩn hóa, nhưng nó đòi hỏi phải có sự hợp tác cao trong
    việc tổ chức sản xuất và kinh doanh.
    - Ba là: quá trình sản xuất và tiêu thụ đồng thời, điều này có nghĩa là việc
    sản xuất và tiêu thụ gắn liền nhau và ngay tức thời và không có khái niệm tồn kho,
    không tiêu thụ đuợc.
    - Bốn là: không lưu trữ đuợc, đây là dịch vụ không thể cất giữ hay lưu trữ để
    dự phòng trong những trường hợp khẩn cấp. Chính vì thể mà khi dịch vụ không
    đuợc thuê bao chấp nhận hay không được khai thác hết công suất chức năng sẽ đem
    lại việc lãng phí, mất mát lớn cho doanh nghiệp.
    Theo những phân tích trên thì dịch vụ mạng thông tin di động có những đặc
    thù hết sức riêng, đòi hỏi khi doanh nghiệp vận hành cần phải có kế hoạch chiến
    lược, phương pháp kinh doanh hiệu quả mới đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của
    thuê bao, đồng thời đạt được lợi nhuận kinh doanh mong muốn.
    1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ
    MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
    1.2.1 Công nghệ của mạng thông tin di động
    Yếu tố công nghệ là một trong số các yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến
    dịch vụ mạng thông tin di động. Lịch sử công nghệ mạng thông tin di động đã trải
    qua các thời kỳ như sau:
    - FDMA (Frequency Division Multiple Access) đây là công nghệ dựa trên
    kỹ thuật đa truy cập phân chia theo tần số. Theo kỹ thuật này để liên lạc đuợc với
    nhau thông qua trạm anten thì mỗi thiết bị đầu cuối (điện thoại di động) đuợc cấp
    phát hai kênh liên lạc trong suốt thời gian thông tuyến. Hạn chế của kỹ thuật này là
    sẽ xảy ra nhiễu giao thoa do tần số các kênh lân cận là đáng kể. Anten phải có bộ
    thu phát riêng làm việc với thiết bị đầu cuối trong hệ thống tế bào.
    Hệ thống FDMA điển hình xuất hiện tại thị trường Việt Nam trong thời kỳ
    đầu của thông tin di động điển hình là AMPS (Advance Mobile Phone System) hay
    còn gọi là hệ thống dùng kỹ thuật tuần tự (Analoge) của nhà cung cấp mạng di động
    Call Link. Thực tế trong thời kỳ này dung lượng mạng không lớn và thiết bị đầu
    cuối thường rất to, cồng kềnh tiêu hao năng lượng nhiều, nhiễu sóng giao thoa dẫn
    đến chất lượng thọai không cao.
    - TDMA (Time Division Multiple Access) đây là công nghệ dựa trên kỹ
    thuật đa trưy cập phân chia theo thời gian. Phổ tần số quy định cho liên lạc di động
    đuợc chia thành các dải tần số liên lạc, mỗi dải liên lạc này đuợc dùng chung cho N
    kênh liên lạc, mỗi kênh liên lạc là một khe thời gian trong chu kỳ một khung. Đặc
    điểm là tín hiệu thuê bao được truyền dẫn số. Liên lạc song công mỗi hướng thuộc
    các dải tần liên lạc khác nhau. Giảm nhiễu giao thoa. Giảm số trạm thu phát (BTS).
    Công nghệ này cho phép tăng dung lượng kết nối đồng thời tại các trạm BTS đảm
    bảo tiết kiệm vốn đầu tư cho nhà cung cấp dịch vụ mạng thông tin di động so với
    công nghệ FDMA trước đây.
    Hệ thống TDMA điển hình là GSM (Global system for Mobile
    Communication) hay còn gọi là hệ thống dùng kỹ thuật số. Công nghệ này được các
    nhà khai thác mạng điện thọai di động Mobi, Vina và Vietel đang sử dụng.
    - CDMA (Code Division Multiple Access) đây là công nghệ dựa trên kỹ
    thuật đa phân chia truy cập theo mã. Đặc điểm là dải tần số tín hiệu rộng hàng Mhz.
    Kỹ thuật trải phổ cho phép tín hiệu vô tuyến sử dụng có cường độ trường rất nhỏ và
    chống pha đỉnh hiệu quả hơn FDMA và TDMA. Việc thuê bao trong cell dùng
    chung tần số khiến cho thiết bị truyền vô tuyến đơn giản, việc thay đổi kế hoạch tần
    số không còn là vấn đề, chuyển giao trở thành mềm, điều khiển dung lượng trong
    cell rất linh hoạt. Công nghệ này có thể nói là công nghệ tiên tiến hơn rất nhiều so
    với các công nghệ đã nêu trên, được Sfone, EVN-Telecom, Hà nội Telecom - là
    những nhà khai thác mạng thông tin di động ra sau - chọn lựa sử dụng. Tuy nhiên
    tần số sử dụng có khác nhau: Sfone sử dụng tần số 800Hz, EVN-Telecom sử dụng
    tần số 450Hz, điều này cũng rất quan trọng vì ở dải tần số thấp, tín hiệu dễ bị nhiễu,
    do đó phải đầu tư thêm các thiết bị chống nhiễu mới đảm bảo chất lượng tín hiệu.

    Chương II. GIỚI THIỆU MẠNG DI ĐỘNG SFONE – PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA SFONE

    2.1 GIỚI THIỆU MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG SFONE
    2.1.1 Lịch sử hình thành Sfone
    Sfone là thương hiệu (Brand) của Trung tâm Ðiện thoại di động CDMA
    STELECOM. Trụ sở chính đặt tại 97 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành,
    quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.
    Ngành nghề kinh doanh của Sfone bao gồm:
    - Thiết lập mạng viễn thông công cộng và cung cấp các dịch vụ viễn thông.
    - Thiết lập mạng lưới và kinh doanh các dịch vụ viễn thông.
    Sfone là dự án hợp tác giữa Công ty SPT (Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu
    chính Viễn thông Sài Gòn) với Công ty SLD Telecom (được thành lập tại
    Singapore gồm các thành viên SK Telecom, LG Electronics, và Dong Ah Elecomm)
    theo hình thức Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh (BCC – Business Cooperation
    Contract) cung cấp dịch vụ điện thoại di động vô tuyến cố định và các dịch vụ giá
    trị gia tăng sử dụng công nghệ CDMA 2000 – 1x trên phạm vi toàn quốc.
    Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SAIGON
    POSTEL CORP. - tên viết tắt SPT) được thành lập bởi nhiều doanh nghiệp Nhà
    nước, các doanh nghiệp này hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh
    doanh dịch vụ xuất nhập khẩu, địa ốc, du lịch, kim khí điện máy, sản xuất thiết bị
    điện tử, tin học, viễn thông và cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông.
    Trụ sở chính tại địa chỉ: 45 Đường Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
    SPT là Công ty cổ phần đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bưu
    chính viễn thông. Ðược Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập tại Văn bản số
    7093/ÐMDN ngày 08/12/1995, và được chính thức thành lập vào ngày 27/12/1995
    theo Quyết định thành lập số 2914/GP-UB của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí
    Minh - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 064090 do Sở Kế hoạch và Ðầu tư
    thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 17/10/1996.
    Ngành nghề kinh doanh và các dịch vụ của Công ty SPT bao gồm:
    - Sản xuất, lắp ráp thiết bị viễn thông, xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị
    bưu chính viễn thông.
    - Thiết kế, lắp đặt, bảo trì hệ thống thiết bị thuê bao và mạng lưới bưu chính
    viễn thông chuyên dùng.
    - Xây dựng công trình bưu chính viễn thông, kinh doanh dịch vụ bưu chính
    viễn thông;
    - Cung cấp dịch vụ Internet công cộng (ISP), cung cấp thông tin lên mạng
    Internet (ICP);
    - Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại trung kế vô tuyến, thiết lập
    mạng viễn thông công cộng và cung cấp các dịch vụ viễn thông;
    - Cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng giao thức IP, thiết lập mạng lưới và
    kinh doanh các dịch vụ viễn thông;
    - Kinh doanh các loại hình dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế, làm đại lý
    ủy thác chuyển phát tài liệu, chứng từ kinh doanh và hàng hóa trong phạm vi cả
    nước.
    SLD Telecom là một liên doanh theo hình thức BOT giữa 3 công ty Hàn Quốc
    SK Telcom, LG Electronics và Dong Ah Elecomm được thành lập vào tháng 10
    năm 2000 tại Singapore.
    œ SK Telecom
    Với hơn 10 triệu thuê bao và doanh thu hàng tỷ won, SK Telecom được xếp
    vào 1 trong các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu thế giới. Công ty đã
    được xếp hạng nhất trong danh sách “ Chỉ mục quốc gia về thỏa mãn khách hàng”
    của Hàn Quốc trong 4 năm liên tục. Vào tháng sáu năm 2000, Tạp chí Viễn thông
    châu Á đã chọn SK Telecom là 1 trong những nhà cung cấp dịch vụ mạng điện
    thoại CDMA tốt nhất châu Á. Ngoài ra, vào tháng sáu 2001, SK đã vinh dự được
    nhận giải thưởng quốc tế về quản lý của Nhóm phát triển CDMA.
    œ LG Electronics
    Được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1958, LG Electronics là 1 trong các
    nhà sản xuất toàn cầu về lĩnh vực điện tử và viễn thông với 72 chi nhánh trên thế
    giới với hơn 55,000 nhân viên. Sản phẩm chủ yếu của LG Electronics là TV kỹ
    thuật số, thiết bị ghi CD, máy phát DVD, CD, máy tính để bàn, màn hình máy tính,
    máy điện thoại di động LGE đang ra sức đẩy mạnh và củng cố danh tiếng “Người
    dẫn đầu kỹ thuật số’ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm và thiết bị điện tử trong thời
    đại kỹ thuật số.
    œ Dong Ah Elecomm
    Thành lập vào năm 1976, chuyên về hệ thống cung cấp năng lượng viễn thông,
    Dong Ah Elecomm cung cấp các giải pháp về sản phẩm, bao gồm thiết bị chuyển
    đổi, chỉnh lưu, bản mạch module, và hệ thống giám sát từ xa.
    Tại Hàn Quốc, Dong Ah Elecomm đáp ứng tới 85% nhu cầu thị trường về hệ thống
    cung cấp năng lượng cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu.
    2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Sfone hình vẽ 2.1
    - Ban điều hành gồm: Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc Sfone
    - Các khối chức năng của Sfone bao gồm:
    Khối nhân sự, Khối kinh doanh, Khối dự án, Khối kế hoạch-chiến lược
    Khối Quản trị mạng (Phòng Kỹ thuật, Phòng phát triển và đầu tư)
    Khối Kế toán (Phòng Kế toán, Phòng Tài Chính)
    Khối Marketing (Phòng Marketing, Phòng bán hàng, Phòng Giá trị gia tăng,
    Phòng chăm sóc khách hàng, Phòng Roaming, Phòng thiết bị đầu cuối)
    - Các chi nhánh trực thuộc Sfone gồm:
    Trung tâm Công nghệ thông tin - CNTT (Phòng thiết bị, kỹ thuật CNTT;
    Phòng ứng dụng CNTT)
    Chi nhánh Sfone tại Hà Nội (Phòng cung cấp hỗ trợ bán hàng, Phòng kỹ
    thuật, Phòng kế toán)
    Chi nhánh Sfone tại Đà Nẵng (Phòng cung cấp hỗ trợ bán hàng, Phòng
    quản trị mạng)


    Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MẠNG DI ĐỘNG SFONE

    3.1 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG DI ĐỘNG
    SFONE
    3.1.1 Quan điểm và cơ sở đề xuất giải pháp
    Một là đẩy mạnh phát triển mạng di động Sfone phù hợp theo xu hướng phát
    triển chung của ngành viễn thông thế giới và viễn thông Việt nam (về kỹ thuật, các
    dịch vụ giá trị gia tăng, giá cước, ).
    Hai là hoạt động kinh doanh phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách
    Nhà nước Việt Nam, góp phần tăng trưởng kinh tế và xây dựng đất nước giàu
    mạnh. Quán triệt tinh thần các quy định, quyết định của Chính phủ về hoạt động của
    ngành viễn thông của nước ta như:
    - Định hướng phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam (Chỉ thị số 58/CT-
    TƯ ngày 17/10/2000 của Bộ Bưu Chính Viễn thông) với các mục tiêu cơ bản được
    đề ra là: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nọi lĩnh vực; phát triển cơ
    sở hạ tầng mạng lưới thông tin quốc gia trên cả nước với chất lượng cao, giá rẻ;
    công nghệ thông tin trở thành nền kinh tế mũi nhọn, tốc độ phát triển hàng năm cao
    nhất so với các ngành khác và tỷ lệ đóng góp GDP ngày càng tăng.
    - Chiến lược phát triển Bưu chính - viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và
    định hướng đến năm 2020 (Quyết định 158/2001/QĐ – TTg ngày 18/10/2001 do
    Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), trong đó có nhấn mạnh các mục tiêu: phát triển cơ
    sở hạ tầng thông tin quốc gia ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, chất
    lượng cao, hoạt động hiệu quả, làm nền tảng cho việc phát triển các ứng dụng phục
    vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; cung cấp cho người tiêu dùng
    sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, đa dạng, giá rẻ, đáp ứng mọi nhu cầu phục vụ
    kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; phát triển thành ngành kinh tế-kỹ thuật mũi
    nhọn hoạt động hiệu quả.
    Ba là xây dựng giải pháp phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp,
    tận dụng khai thác tốt những nguồn lực hiện có (vốn, nhân lực, công nghệ, thiết bị,
    tiềm năng, ) để đảm bảo tính khả thi, không đầu tư lãng phí và mang lại hiệu quả
    cao.
    Bốn là thông qua việc khảo sát đánh giá chất lượng các sản phẩm dịch vụ
    hiện có của Sfone và thái độ khách hàng để không ngừng hoàn thiện, cải tiến nhằm
    đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng ngày càng cao, phong phú đa dạng, giá
    cước hợp lý, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.
    Năm là không chỉ vì một mục tiêu lợi nhuận mà còn xây dựng một hình ảnh,
    thương hiệu Sfone uy tín lâu dài - bền vững trên thị trường Việt Nam.
    3.1.2 Định hướng phát triển của Sfone trong thời gian tới
    Tính đến hết tháng 6/2006, tổng số thuê bao di động tại Việt Nam đạt trên
    11,8 triệu, tăng hơn 4 lần so với cuối năm 2003. Dự kiến đến cuối năm, Việt Nam
    sẽ có khoảng 15-16 triệu thuê bao di động, và đến năm 2010, con số này sẽ tăng lên
    từ 36 đến 43 triệu thuê bao. Tuy nhiên, quy luật sẽ theo chiều hướng giảm tốc độ
    tăng trưởng ''phi mã'' khi thị trường tiến dần tới mức bão hòa. Một số nhà dự báo
    cho rằng năm 2007 sẽ là năm cuối cùng của giai đoạn phát triển đỉnh cao bùng nổ
    thông tin di động tại Việt Nam. Khi đó, thay vì nhìn nhận sự bùng nổ về lượng thuê
    bao, cả nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến chất
    lượng của dịch vụ.
    Hiện tại, công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
    thông di động là giảm giá và khuyến mãi. Khi Việt Nam đã gia nhập ''sân chơi''
    WTO, khả năng cũng như năng lực cạnh tranh của các mạng di động trong nước sẽ
    không thể chỉ trông chờ vào việc chạy đua giảm giá dịch vụ, hay khuyến mãi. Muốn
    tồn tại các nhà cung cấp mạng di động trong nước phải tập trung nâng cao chất
    lượng dịch vụ, tăng cường dịch vụ giá trị gia tăng, ứng dụng công nghệ mới . Có
    như vậy, khi hội nhập, doanh nghiệp trong nước mới đủ sức để cạnh tranh lành
    mạnh.
    Mặt khác, khi Việt Nam tham gia vào WTO, các mạng di động trong nước sẽ
    được cổ phần hóa doanh nghiệp, sẽ tham gia niêm yết, mua bán cổ phần, phát triển
    thị phần. Động thái này tạo nên việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ cởi mở hơn, đối
    tác quốc tế sẽ quan tâm nhiều hơn tới việc tham gia thị trường di động Việt Nam.
    Ngoài ra, từ trước đến nay, trong lĩnh vực viễn thông, phía đối tác chỉ được góp vốn
    và chia lãi với các doanh nghiệp Việt Nam, tức là theo loại hợp đồng hợp tác kinh
    doanh (BCC). Phía đối tác không được trực tiếp tham gia quá trình điều hành kinh
    doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Nhưng tới đây, Việt nam sẽ dần cho
    phép thực hiện liên doanh trong kinh doanh khai thác dịch vụ viễn thông và phía đối
    tác sẽ được trực tiếp tham gia điều hành ở liên doanh đó, mức độ cạnh tranh càng
    quyết liệt hơn.
    Trong bối cảnh phát triển của thị trường viễn thông di động Việt Nam thời
    gian tới như đã phân tích ở trên, để tồn tại và phát triển lâu dài, trước hết Sfone phải
    xác định tiếp tục khai thác các thế mạnh hiện có của mình như: được hỗ trợ đầu tư
    vốn từ nước ngoài, nắm giữ công nghệ mạng di động tiên tiến, được tăng cường khả
    năng cạnh tranh lành mạnh trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO, ; đồng thời
    Sfone cũng phải có chính sách đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển
    các dịch vụ mới trên mạng, để nhằm chiếm lĩnh thị phần trên thị trường khi mà dịch
    vụ giá trị gia tăng, chất lượng mạng ổn định sẽ là điều kiện quyết định sự tồn tại của
    doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động.
    Việc đưa dịch vụ điện thoại di động vào thị trường Việt Nam theo kế hoạch
    triển khai từng giai đoạn để giảm áp lực vốn đầu tư và thăm dò thị trường: Giai
    đoạn 1 (2003 – 2004) phủ sóng 13/64 tỉnh thành, giai đoạn 2 (2005) phủ sóng 40/64
    tỉnh thành và giai đoạn 3 (2006) phủ sóng toàn quốc 64/64 tỉnh thành của Sfone là
    hợp lý, tuy nhiên chính trong giai đoạn này, việc hoàn chỉnh hệ thống phủ sóng và
    đảm bảo phủ sóng dày là nhiệm vụ quan trọng mà Sfone cần phải tiến hành nhanh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...