Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Nam Hà Nội - Ngân hàng Thư¬ơng mại cổ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Công cuộc đổi mới chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị tr­ường có sự quản lý của Nhà n­ước theo định hư­ớng XHCN đã thổi một luồng gió mới vào các hoạt động kinh tế của Việt Nam. Công cuộc đổi mới này không những khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, thu hút nguồn vốn trong và ngoài n­ước, tạo công ăn việc làm, tạo đà cho sự tăng trư­ởng và phát triển mà còn đ­ưa nền kinh tế Việt Nam hoà nhập với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, cơ chế thị tr­ường luôn có tính năng động biến đổi không ngừng, đòi hỏi các chủ thể khi tham gia phải có sự nhạy bén trong các vấn đề về tổ chức, quản lý, chiến lư­ợc kinh doanh lâu dài Để có thể thích ứng đ­ược với cơ chế mới và tạo đư­ợc chỗ đứng trên thương trư­ờng thì các doanh nghiệp phải v­ươn lên từ chính nội lực của bản thân để tạo ra lợi nhuận lớn nhất với chi phí thấp nhất theo mục tiêu kinh doanh của mình.
    Hiện nay ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp sở hữu lượng vốn không lớn, do đó máy móc thiết bị, công nghệ vẫn còn lạc hậu và đang cần nhiều nguồn vốn đầu t­ư để cải tiến, nâng cao chất l­ượng sản xuất. Chính vì vậy, vai trò của Ngân hàng Th­ương mại (NHTM) trong việc đầu tư­ tăng tr­ưởng và phát triển kinh tế chiếm vị trí rất quan trọng. Đây chính là kênh dẫn vốn chính trong nền kinh tế, dẫn vốn từ nơi tạm thời nhàn rỗi chư­a sử dụng tới sang nơi tạm thời cần sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất, đẩy nhanh sự hình thành và phát triển của thị trư­ờng vốn. Từ đó đáp ứng đư­ợc nhu cầu về vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển và tồn tại của các doanh nghiệp nói chung và sự phát triển và tăng trư­ởng kinh tế đất n­ước nói riêng.
    Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của các NHTM đã có những kết quả đáng kể, góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nền kinh tế. Hiện tại, hoạt động kinh doanh của các NHTM còn tồn tại nhiều khó khăn. Ngoài những khó khăn chung của nền kinh tế đất nư­ớc, hoạt động ngân hàng còn phải đối mặt với việc giá vàng biến động mạnh, bất động sản thời gian vừa qua cũng gặp nhiều khó khăn, sự bất ổn định về tỷ giá giữa đồng Việt Nam (VNĐ) với đồng đôla Mỹ (USD) Ngân hàng Nhà n­ước (NHNN) hiện nay đã đã ban hành chính sách thắt chặt tiền tệ và quản lý chặt chẽ tỷ lệ lãi xuất của các Ngân hàng khiến sự cạch tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, nhiều ngân hàng đứng bên bờ vực phá sản. Chính vì vậy, mỗi ngân hàng cần xây dựng những giải pháp lâu dài mang tính chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
    Chính từ những thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Nam Hà Nội - Ngân hàng Thư­ơng mại cổ phần Á Châu (ABC)” cho luận văn tốt nghiệp của mình.


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại
    1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và các hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại:
    1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm Ngân hàng thương mại:
    1.1.1.2 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại
    1.1.2 Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại
    1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của NHTM
    1.1.2.2. Xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM thông qua các chỉ tiêu đo lường và vai trò của các chỉ tiêu đó đối với NHTM
    1.2 Nội dung và phương thức nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng
    1.2.1 Nội dung nâng cao hiệu quả
    1.2.2 Phương thức nâng cao hiệu quả
    1.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số NHTM và bài học đối với Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Nam Hà Nội
    1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
    1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
    1.3.3 Bài học
    KẾT LUẬN CHƯƠNG I
    CH­ƯƠNG II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁN NAM HÀ NỘI
    2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Nam Hà Nội
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ACB Nam Hà Nội
    2.1.3 Các hoạt động kinh doanh và kết quả của Chi nhánh ACB Nam Hà Nội
    2.2 Thực trạng hiệu quả và nâng cao hiệu quả của chi nhánh
    2.2.1 Hiệu quả kinh doanh chung của chi nhánh
    2.2.2 Hiệu quả qua các mặt hoạt động của chi nhánh
    2.2.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
    2.2.4 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
    KẾT LUẬN CHƯƠNG II
    CHƯƠNG III – PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH ACB NAM HÀ NỘI
    3.1 Bối cảnh hiện nay
    3.1.1 Bối cảnh hiện nay tác động đến hoạt động của chi nhánh
    3.1.2 Vấn đề phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn hoạt động của chi nhánh
    3.1.3 Phương hướng nâng cao hiệu quả
    3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
    3.2.1 Lãnh đạo quản lý nhân viên
    3.2.2 Tăng lợi nhuận giảm chi phí
    3.2.3 Mở rộng quy mô, phát triển khách hàng mới, tìm thị trường mới
    3.2.4 Tăng cường quản lý rủi ro: tính bền vững, hiệu quả
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    121 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...