Chuyên Đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương T

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
    NĂM 2012
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG 3
    VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
    1. Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường 3
    1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 3
    1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại 4
    1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 5
    2. Vốn huy động và hoạt động huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 8
    2.1. Khái niệm về vốn 8
    2.2. Vai trò của vốn huy động 9
    2.3. Các hình thức huy động vốn 11
    2.3.1. Tiền gửi của khách hàng 11
    2.3.2. Tạo vốn qua phát hành công cụ nợ 14
    2.3.3. Vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác và Ngân hàng Trung Ương 15
    2.3.4. Tạo vốn từ nguồn vốn khác 16
    3. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động huy động vốn 16
    3.1. Nhân tố khách quan 16
    3.1.1. Môi trường pháp lý 16
    3.1.2. Môi trường kinh tế xã hội 17
    3.1.3. Tâm lí khách hàng 17
    3.2. Nhân tố chủ quan 18
    3.2.1. Chính sách lãi suất cạnh tranh 18
    3.2.2. Chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung ứng 18
    3.2.3. Tên tuổi, thâm niên hoạt động và uy tín của ngân hàng 19
    3.2.4. Chính sách marketing, quảng cáo 19

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN-CHI NHÁNH LONG BIÊN 21
    1. Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Long Biên 21
    1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 21
    1.2 Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Long Biên 22
    1.3. Kết quả một số hoạt động của Sacombank Chi nhánh Long Biên trong vài năm gần đây 22
    2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Sacombank Chi nhánh Long Biên 26
    2.1. Tiền gửi doanh nghiệp 27
    2.2. Tiền gửi dân cư 29
    2.3. Huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá 32
    3. Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Sacombank Chi nhánh Long Biên 34
    3.1. Kết qủa đạt được 34
    3.2. Những vấn đề tồn tại 35
    3.3. Nguyên nhân chủ yếu 36
    3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 36
    3.3.2. Nguyên nhân khách quan 37

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH LONG BIÊN 38
    1. Định hướng phát triển của Sacombank Chi nhánh Long Biên 38
    1.1. Các mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2012 38
    1.2. Biện pháp thực hiện. 39
    2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Sacombank Chi nhánh Long Biên 40
    2.1. Xác định hướng phát triển và chiến lựơc huy động vốn phù hợp 40
    2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ 41
    2.3. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 42
    2.4. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt 45
    2.5. Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo 46
    2.6. Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả 47
    3. Một số kiến nghị 49
    3.1. Kiến nghị với Sacombank Chi nhánh Long Biên. 49
    3.2. Kiến nghị với văn phòng khu vực miền Bắc của ngân hàng Sacombank 51
    3.3. Kiến nghị với ngân hàng Sacombank 51
    KẾT LUẬN 55
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

    LỜI MỞ ĐẦU


    Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước là một trong những chiến lược then chốt để phát triển nền kinh tế Quốc gia. Để làm được điều đó thì trước tiên cần phải cung cấp cho nền kinh tế một lượng vốn thật dồi dào. Hiện nay vốn được cung cấp qua hai kênh chính. Đó là vốn trong nước và vốn nước ngoài. Trong đó vốn trong nước giữ vai trò quan trọng hơn cả. Nguồn vốn này được cung cấp chủ yếu thông qua nghiệp vụ huy động vốn và cho vay của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trong nước. Từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 tới nay nền kinh tế nước ta đang trên đà phục hồi tuy nhiên sự phân hóa phát triển rõ rệt giữa các nghành các nghề đang là một vấn đề nan giải. Một số nghành nghề có tiềm năng phát triển cao chậm phát triển vì lí do thiếu nguồn vốn. Điều này đã tạo nên sự mất cân đối cho nền kinh tế và về lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính ổn định của đất nước. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thiếu vốn này đó là rất nhiều ngân hàng đang gặp phải vấn đề khó khăn trong khâu huy động vốn. Trong khi nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng còn khá nhiều chưa được khai thác một cách triệt để. Mặt khác, nguồn vốn huy động được của ngân hàng ảnh hưởng lớn tới tính thanh khoản của các ngân hàng và có thể dẫn đến việc phá sản hàng loạt các ngân hàng. Riêng trong năm 2011, một loạt các ngân hàng đã phải sát nhập theo chỉ thị của NHNN nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống. Đây cũng là vấn đề đối với Sacombank Chi nhánh Long Biên nói riêng và ngân hàng Sacombank nói chung.
    Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh Long Biên của ngân hàng Sacombank em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên”.
    Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 em đã phân tích tìm ra nguyên nhân của những tồn tại và đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Từ đó em mong muốn góp phần nhỏ bé phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và cơ cấu lại nguồn vốn trong nền kinh tế.
    Kết cấu chuyên đề được chia làm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM
    Chương II: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên
    Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Long Biên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...