Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh T

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tiền Giang là một tỉnh thuộc miền Tây Nam bộ, trong những năm qua, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, Tiền Giang đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế-văn hóa-xã hội . Bên cạnh những mặt tích cực đã được ghi nhận, tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn cũng diễn biến phức tạp hơn, với phương thức thủ đoạn phạm tội tinh vi, nguy hiểm hơn. Trong đó, những tội phạm rất nghiêm trọng hoạt động có tổ chức xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là tội cướp tài sản. Hiện nay ở Tiền Giang, tội phạm cướp tài sản có tổ chức không chỉ xảy ra vào ban đêm ở những nơi vắng vẻ ít người qua lại, mà còn xảy ra ngay vào ban ngày ở thị trấn, thị tứ, nơi có dân cư đông đúc, gây lo lắng trong dư luận quần chúng nhân dân, ảnh hưởng không tốt đến tình hình trật tự xã hội tại địa phương.
    Theo báo cáo của Công an tỉnh Tiền Giang, trong 5 năm từ 2002 đến 2006, tại địa bàn tỉnh Tiền Giang xảy ra 188 vụ cướp tài sản. Trong số này, có 161 vụ cướp tài sản do các băng nhóm đối tượng hoạt động phạm tội có tổ chức gây ra, chiếm tỉ lệ 85,64%. Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án cướp tài sản có tổ chức đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nhận thấy, đa số đối tượng phạm tội, nhất là các đối tượng cầm đầu đều đã có tiền án, tiền sự, thậm chí có nhửừng ủoỏi tửụùng đang có lệnh truy nã trên toàn quốc; phạm vi hoạt động phạm tội rộng, liên tuyến, liên tỉnh; cách thức gây án táo bạo nhưng cũng rất tinh vi, xảo quyệt. Đáng chú ý hơn, những công cụ, phương tiện, hung khí mà các đối tượng phạm tội cướp tài sản có tổ chức sử dụng để gây án rất nguy hiểm như: súng, lựu đạn, mã tấu, thuốc gây mê, dao các loại, xe gắn máy phân khối lớn .Do tính chất nguy hiểm như vậy, nên hành vi cướp tài sản của các băng nhóm phạm tội có tổ chức không những xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác mà còn đe dọa gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của công dân được pháp luật bảo vệ. Đặc biệt, mỗi khi bị phát hiện bắt giữ, các đối tượng phạm tội luôn tỏ ra ngoan cố, quanh co, tìm mọi cách để che dấu tội phạm, che dấu đồng bọn, tiêu hủy chứng cứ .
    Do những đặc điểm nêu trên nên công tác điều tra các vụ án cướp tài sản do băng nhóm phạm tội có tổ chức gây ra hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém rất nhiều thời gian và công sức, lại bộc lộ nhiều điểm thiếu sót, hạn chế. Mặc dù công an tỉnh Tiền Giang đã có nhiều cố gắng, tỉ lệ điều tra khám phá thành công các vụ án cướp tài sản có tổ chức bình quân hàng năm chiếm tỷ lệ khoảng 72,67%, nhưng tỉ lệ này hiện đang có chiều hướng giảm. Trong khi đó, tình hình hoạt động của loại tội phạm này lại ngày càng gia tăng ở địa bàn tỉnh Tiền Giang. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang" là cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Tội phạm cướp tài sản là loại tội phạm nguy hiểm, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến TTATXH. Đấu tranh chống tội phạm cướp tài sản là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhưng rất phức tạp, khó khăn và nguy hiểm, luôn được lực lượng CAND nói chung và lực lượng CSND nói riêng tập trung quan tâm cả về công tác phòng ngừa, đấu tranh, cũng như nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó có thể kể đến như: luận văn thạc sĩ Luật năm 1996 của Nguyễn Văn Thủy "Điều tra tội phạm cướp trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt-Trung"; đề tài khoa học cấp Bộ năm 1999 "Tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa" của Bùi Văn Thịnh, Đinh Tuấn Anh và đồng nghiệp; luận văn thạc sĩ Luật năm 2001 của Nguyễn Đình Bình "Phát hiện, điều tra các vụ cướp xe máy trên tuyến đường giao thông ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" .và nhiều công trình nghiên cứu khác, nhiều báo cáo khoa học và bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học của ngành. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và đi sâu về hoạt động điều tra các vụ án cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1 Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở khảo sát, tổng kết, phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng công tác điều tra các vụ án cướp tài sản có tổ chức do Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Tiền Giang tiến hành, rút ra những ưu điểm đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
    3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình nghiên cứu cần phải giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau đây:
    - Khảo sát nắm được những tình hình có liên quan đến công tác điều tra các vụ án cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
    - Làm rõ tình hình và đặc điểm hình sự của tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian từ năm 2002 đến 2006, những vấn đề tác động đến quá trình điều tra đối với tội phạm này.
    - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá làm rõ việc vận dụng các phương pháp, chiến thuật điều tra tội phạm cướp tài sản có tổ chức mà cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Tiền Giang tiến hành trong 5 năm qua, từ naờm 2002 - 2006, làm rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó.
    - Dự báo có cơ sở khoa học về diễn biến tình hình tội phạm này trong thời gian tới. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra tội phạm cướp tài sản có tổ chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...