Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ Thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Đặt vấn đề:
    Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, là xu hướng tất yếu và tác
    động đến mọi nền kinh tế của các Quốc gia trên thế giới ; tác động đến tất cả
    các lĩnh vực, ngành sản xuất của một nền kinh tế, làm thay đổi chuyển dịch cơ
    cấu nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương
    mại và dịch vụ phát triển, nhờ thị trường mở rộng. Trong quá trình đó hoạt động
    ngân hàng (NH) cũng chịu tác động lớn của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập
    kinh tế quốc tế. Hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng
    phát triển, gắn liền với sự thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy; về năng lực tài
    chính; về quy mô và chất lượng sản phẩm dịch vụ Kết quả là thị trường tài
    chính tiền tệ không ngừng thay đổi và phát triển theo xu hướng phát triển
    chung. Để theo kịp sự thay đổi và phát triển đó cũng như quản lý hiệu quả thị
    trường tiền tệ; điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ nhằm ổn định tiền tệ, thúc
    đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế .Ngân hàng trung ương (NHTW) cũng
    cần phải đổi mới và nâng cao hiệu quả các công cụ điều hành chính sách tiền
    tệ. Một trong những công cụ phù hợp, và tác động hiệu quả dựa trên cơ sở kinh
    tế, thị trường, không bằng mệnh lệnh hành chính đó là : nghiệp vụ thị trường
    mở (TTM )_ sẽ là nghiệp vụ được sử dụng phổ biến hơn, hiệu quả hơn trong
    điều hành chính sách tiền tệ của NHTW trong điều kiện đổi mới và hội nhập,
    bởi sự phù hợp với thông lệ quốc tế.
    Mặc dù nghiệp vụ TTM đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN
    VN) chính thức thực hiện từ năm 2000_ đánh dấu một bước tiến quan trọng của
    NHNN VN trong việc điều hành chính sách tiền tệ bằng công cụ điều tiết gián
    tiếp _ từ đó đến nay công cụ này cũng không ngừng nâng cao cả về quy mô lẫn
    chất lượng hoạt động; nhưng nhìn chung vẫn chưa thực sự trở thành một công cụ
    mang tính chủ đạo của NHNN VN trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT),
    chưa thực sự hoàn thiện và phát triển ngang tầm với mức độ phát triển của hệ
    thống NH và thị trường tài chính tiền tệ .
    Từ ý nghĩa và thực tế đó, tôi xin chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu
    quả hoạt động của nghiệp vụ Thị trường mở trong điều hành chính sách
    tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.” với hy vọng mang lại những lý
    luận cơ bản cũng như một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả điều
    hành CSTT của NHNN VN trong giai đoạn trước mắt.


    2. Mục tiêu nghiên cứu :
    Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ thị trường mở
    để vận dụng một cách hiệu quả công cụ này nhằm nâng cao hiệu quả của
    CSTT trong việc ổn định gía trị đồng tiền, góp phần tích cực cho sự phát triển
    ổn định và bền vững của đất nước trước xu thế hội nhập.
    2.1 Đề tài làm sáng tỏ những cơ sở lý luận, cơ chế hoạt động,vai trò của
    nghiệp vụ TTM và các cơ sở pháp lý của việc hình thành nghiệp vụ TTM tại
    Việt nam. Đề tài cũng nghiên cứu những kinh nghiệm hoạt động TTM ở một số
    nước trên thế giới nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng cho
    hoạt động TTM tại Việt Nam.
    2.2 Trên cơ sở thực trạng hoạt động của nghiệp vụ TTM, đề tài cũng dự
    báo xu hướng phát triển của nghiệp vụ TTM tại Việt Nam trong giai đoạn trước
    mắt ; đồng thời cũng kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và
    nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ TTM qua đó góp phần nâng cao
    hiệu quả điều hành CSTT của NHNN VN hiện nay.
    2.3 Nghiên cứu của đề tài cũng nhằm tạo thêm một kênh hiệu quả để
    điều hoà vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD). Tạo điều kiện tiền đề
    cho các TCTD sử dụng nguồn vốn hiệu quả.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    _ Nghiên cứu hoạt động TTM trong phạm vi cả nước.
    _ Số liệu nghiên cứu : từ năm 2000 ( khi hình thành) đến nay. Trong đó
    tập trung cho giai đoạn từ năm 2004 đến nay là giai đoạn hoạt động TTM
    thực sự có ý nghĩa trên thị trường tiền tệ .


    4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp:
    - Phương pháp duy vật biện chứng để phân tích đánh giá, kết hợp với
    phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê để rút ra
    những vấn đề chung nhất, những chỉ tiêu mang tính định lượng và định tính.
    - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia ngành NH ;
    chuyên gia kinh tế và thông qua các hội thảo khoa học để tiếp thu, bổ sung và
    hoàn chỉnh các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTM
    hiện nay.


    5. Kết cấu đề tài: Gồm 3 chương
    _ Chương I : Những nội dung cơ bản về nghiệp vụ TTM .
    _ Chương II: Hoạt động của nghiệp vụ TTM trong điều hành CSTT của
    NHNN VN hiện nay.
    _ Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ TTM
    trong điều kiện hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...