Tiểu Luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    MỞ ĐẦU
    Chính quyền địa phương là một bộ phận cấu thành hữu cơ của hệ thống chính quyền nhà nước, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân. Hơn 60 năm qua, cùng với sự lớn mạnh của nhà nước cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chính quyền địa phương cũng không ngừng được củng cố, tăng cường và phát triển, đáp ứng kịp thời yêu cầu cách mạng của mỗi thời kỳ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của đất nước, của dân tộc.Trong giai đoạn đổi mới, chính quyền địa phương đã có bước phát triển mới về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động.Chức năng, nhiệm vụ chính quyền địa phương đã được xác định lại, không còn trực tiếp thực hiện tổ chức quản lý kinh doanh mà tập trung cho việc quản lý nhà nước và tổ chức cung ứng các dịch vụ công trong phạm vi địa bàn. Tổ chức bộ máy cũng được sắp xếp cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ năng lực cán bộ công chức. Các đơn vị hành chính địa phương ở cả ba cấp phần lớn đã có quy mô gọn hơn. Hội đồng nhân dân – cơ quan đại biểu và quyền lực của địa phương được củng cố. Thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện được hình thành. Số lượng đại biểu cho cấp xã được tăng thêm. Phương thức lựa chọn đại biểu vào Hội đồng nhân dân mặc dù vẫn ưu tiên cho cơ cấu, nhưng đã có sự chú trọng hơn cho chất lượng, tình độ đại biểu. Ủy ban nhân dân cũng được tổ chức sắp xếp lại. Tổ chức bộ máy hành chính cấp xã cũng có những sự điều chỉnh cho phù hợp hơn với đặc điểm, tính chất công tác của chính quyền cơ sở trong tình hình mới. Những thay đổi này đã góp phần làm cho các cấp chính quyền ở địa phương trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả hơn, đóng góp thiết thực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.Tuy nhiên, những đổi mới, cải cách về cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương mới chỉ là bước đầu, còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục đổi mới, cải cách.
    PHẦN II
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
    ĐỊA PHƯƠNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

    Cùng với sự lớn mạnh của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương cũng không ngừng được củng cố và kiện toàn, đáp ứng kịp thời yêu cầu cách mạng của mỗi thời kỳ, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân và đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của đất nước, của dân tộc. Tuy nhiên, trước nhu cầu đổi mới tổ chức chính quyền địa phương nhằm thực hiện quyền làm chủ của nhân ở địa phương, phát huy quyền chủ động, năng động, sáng tạo và tăng cường trách nhiệm của địa phương và cơ sở trong cơ chế chế quản lý mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền, chúng tôi xin nêu một số bất cập về lý luận và thực tiễn tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay, nhu cầu và hướng đổi mới.
    Mô hình tổ chức chính quyền địa phương của nước ta hiện nay được tổ chức theo nguyên tắc nào trong các mối quan hệ: giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau, giữa UBND với HĐND cùng cấp và với cơ quan hành chính nhà nước cấp trên (đối với cấp tỉnh là với Chính phủ) vẫn chưa được giải quyết về lý luận và thực tiễn. Theo Điều 6 Hiến pháp hiện hành nước ta xác định thì tất cả các cơ quan nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhưng các quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức HĐND và UBND lại thể hiện rõ tính tập trung về trung ương, về cấp trên. Thực tế là trung ương và cấp trên không thể nắm, không thể quản được địa phương. Còn địa phương và cấp dưới cũng không có được quyền chủ động, phát huy sự sáng tạo, năng động trong việc giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của mình nên phải vượt ra ngoài khuôn khổ như một số địa phương đã làm trong thời gian vừa qua. Cần nghiên cứu để giải quyết triệt để vấn đề này.
    Việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ ở nước ta những năm vừa qua chưa được giải quyết thoả đáng về lý luận và thực tế. Vì thế nên mới có chuyện khi thì ồ ạt nhập tỉnh (năm 1980 cả nước có 36 tỉnh, ba thành phố trực thuộc trung ương và một đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo) để rồi sau đó lần lượt chia tách tỉnh trả lại gần như trước khi nhập tỉnh.
    Việc xác định vị trí, tính chất và vai trò của từng loại đơn vị hành chính cũng là vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc tổ chức hợp lý các cấp chính quyền địa phương. Cuối những năm 70 đến giữa những năm 80 chúng ta đã có chủ trương không đúng khi xác định huyện là địa bàn chiến lược nên đã ban hành một loạt văn bản về xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện, trong khi đơn vị hành chính này một thời gian dài chỉ là "cấp trung gian".
    Do không xác định đúng các đơn vị hành chính nê
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...