Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng mía nguyên liệu tỉnh Hậu Gia

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    1.1.1. Lý do chọn đề tài

    Việt Nam là nước có điều kiện thích hợp để phát triển trồng mía và chế biến đường ở nhiều vùng trong nước. Trong đó có Hậu Giang và cây mía là một trong năm cây trong chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn theo mô hình 05 cây – 05 con chủ lực để mục tiêu giá trị sản xuất toàn ngành Nông nghiệp đạt 6.938 tỷ đồng vào năm 2010 của Hậu Giang. Hiện tại toàn tỉnh có 04 vùng mía nguyên liệu chủ yếu bao gồm huyện Phụng Hiệp khoảng 7.500 ha, thị xã Ngã Bảy hơn1.000 ha, huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh với tổng diện tích trên 5.000 ha, với hơn 80% giống mới có chữ đường và năng xuất cao đang được trồng. Số lượng và công suất các nhà máy đường trong tỉnh cũng tăng lên, hiện hai nhà máy đường của Công ty Casuco đã nâng công suất ép từ 4.000 đến 4.500 tấn mía/ngày lên 6.000 tấn mía/ngày và có thêm một nhà máy đường Long Mỹ Phát ở Long Mỹ đi vào hoạt động với trên dưới 3.000 tấn mía/ngày. Đã góp phần làm tăng đáng kể giá trị sản xuất cả ngành nông lẫn công nghiệp ở Hậu Giang trong những năm gần đây (Tin Hiệp hội mía đường Việt Nam, số 12 năm 2007).

    Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mà gia nhập AFTA sẽ là thách thức lớn nhất và tác động trực tiếp đến ngành mía đường theo lộ trình giảm thế xuống còn từ 0% - 5% vào năm 2010 và sau đó là WTO vào năm 2012. Bên cạnh những cơ hội mở ra sau hội nhập, ngành mía đường phải đối mặt với những thách thức lớn, các công ty phải đối mặt với những môi trường ngày càng biến động phức tạp, đe dọa hơn, cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn; nông dân phải đối mặt với thiên tai dịch hại, chi phí đầu vào sản xuất cao; giá cả đường biến động và giảm mạnh vào chính vụ sản xuất do đường nhập lậu ngày càng nhiều.

    Ngoài ra để đảm bảo hiệu quả kinh tế cho nông dân, nhà máy và cả những hộ thu gom với vai trò trung gian thì người dân cần phải trồng mía theo quy hoạch trên cơ sở lợi ích chung của nông dân và nhà máy, cần có sự hợp tác trong sản xuất và chế biến, cần giảm tối đa các khâu trung gian không cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chế biến để tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, vùng, khu vực và Thế giới.

    Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng mía nguyên liệu tỉnh Hậu Giang” được thực hiện với hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ và quá trình quản trị chuỗi cung ứng mía nguyên liệu ở Hậu Giang.
    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn

    Ngành mía đường Việt Nam phát triển mạnh kể từ khi thực hiện chương trình một triệu tấn đường do nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 08 đề ra. Đến nay, ngành mía đường Việt Nam đang trong xu hướng phát triển tốt và vẫn được sự quan tâm của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho ngành mía đường góp phần trong công tác đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia thông qua các quyết định 28/2004/QĐ – TTg, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy đường và công ty đường;


    Quyết định số 26/2007/QĐ – TTg, phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 (Trần Văn Hùng và ctv, 2007) Chỉ đạo của Hiệp hội mía đường Việt Nam: “Đề nghị các Công ty mía đường quan tâm hỗ trợ và khuyến khích nông dân đầu tư, chăm sóc mía, phòng trừ sâu bệnh nhằm tăng năng suất, chất lượng và sản lượng mía đáp ứng công suất của nhà máy, đồng thời chuẩn bị các điều kiện tổ chức thu mua mía vụ 2006/2007, triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp sản xuất, tiêu thụ mía, đường do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số 58/2005/QĐ – BNN ngày 03/10/2005.” (Tài liệu Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2005 – 2006, 08/2006) Hậu Giang nằm trên địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông thuỷ và bộ. Thuộc trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị quan trọng của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây cũng là vùng đất phù sa phù hợp phát triển nông nghiệp, trong đó có cây mía phục vụ sản xuất hiệu quả cho các nhà máy đường.

    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    1.2.1. Mục tiêu chung

    Phân tích tình hình sản xuất, thu mua và vận chuyển mía, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi tác nhân và cả kênh tiêu thụ mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể

    1. Đánh giá khái quát điều kiện và tình hình sản xuất - tiêu thụ mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang

    2. Mô tả kênh tiêu thụ mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang để thấy được đặc điểm, quy mô và mối quan hệ của các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ

    3. So sánh về năng suất và lợi nhuận của các vùng mía nguyên liệu chủ yếu trong Tỉnh Hậu Giang

    4. Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nhằm xác định hiệu quả sản xuất của nhóm hộ có và không ký hợp đồng bao tiêu. Đồng thời xác định chi phí và lợi ích của từng tác nhân tham gia ngành hàng mía nguyên liệu ở Hậu Giang

    5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...