Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hoá tại siêu thị Hà Nội

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    Hiện nay, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là xu hướng tất yếu phát triển của nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Ngay trong lúc này ta đang nỗ lực hết mình trong các phiên đàm phán song phương cũng như đa phương để đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO. Hội nhập mang lại cho đất nước, nền kinh tế và mỗi cá thể trong nó là các doanh nghiệp rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những cam go thách thức. Thách thức lớn nhất mà chúng ta gặp phải có lẽ sẽ là sự xâm nhập ồ ạt của các công, tập đoàn nước ngoài và kéo theo nó là cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết. Khó khăn nhiều hay thuận lợi lớn còn chưa thể biết trước nhưng có thể khẳng định ta không thể đứng ngoài xu thể chung đó và để có thể đứng vững và phát triển trong bối cảnh này không còn cách nào khác là tự làm mới mình cho phù hợp với xu thế trung đó. Nâng cao hiệu quả các hoạt động của mình là một vấn đề thường thấy nhắc đến trong nhiều bài báo lời phát ngôn tuy nhiên việc thực hiện nó thế nào để có kết quả tốt quả thực không hề đơn giản.

    Cung ứng là một hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vai trò của nó có vẻ như chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn. Các doanh nghiệp thường chỉ chú trọng nhiều đến khâu tiêu thụ mà quên đi rằng không thể tiêu thụ tốt nêu như không được cung ứng tốt. Quan tâm đến vấn đề này và nhận thấy nó phù hợp với tình hình tại siêu thị Hà Nội nơi em thực hiện thực tập tốt nghiệp nên em đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hoá tại siêu thị Hà Nội “để thực hiện luận văn tốt nghiệp.

    Trên cở sở kiến thức đã được các thầy cô giảng dạy trong bốn năm học, và một số tài liệu khác cùng với những điều tìm hiểu, quan sát được trong thời gian thực tập em đã phân tích, đưa ra một số nhận định về những thành công và hạn chế trong quá trình cung ứng ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động nay và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiẹu quả hoạt động cung ứng.

    Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo kết cấu gồm 3 chương:

    Chương I: Một số vấn đề lý luận về hiệu quả cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp thương mại

    Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hoá tại siêu thị Hà Nội

    Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hoá ở siêu thị Hà Nội

    Do hạn chế về sự hiểu biết, trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế . nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn tốt nghiệp này không tránh khỏi những sai sót, em kính mong được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô và các cô chú anh chị cán bộ công nhân viên trong siêu thị Hà Nội

    Qua đây em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Công Đoàn và cán bộ công nhân viên trong Siêu thị Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

    Em xin chân thành cảm ơn!








    Chương I : Một số vấn đề lý luận về hiệu quả cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp thương mại

    1-Doanh nghiệp thương mại và tầm quan trọng của công tác cung ứng trong doanh nghiệp thương mại

    Khi nghiên cứu bất cứ vấn đề gì, trong mọi lĩnh vực ta đều nên và phải đi từ nhưng vấn đề cơ bản nhất, những khái niệm cơ bản nhất. Chính vì vậy khi nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng tại siêu thị Hà Nội, ta sẽ bắt đầu từ những khái niệm ban đầu: doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại, cung ứng, hiệu quả

    1.1-Khái niệm doanh nghiệp

    Cho đến nay doanh nghiệp được biết đến với rất nhiều khái niệm khác nhau với nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau.

    Với cái nhìn đơn giản, trực giác nhất đối với mọi người, doanh nghiệp được biết đến là một tập hợp, một nhóm các toà nhà, những máy móc, một tấm biển, nhãn hiệu sản phẩm tóm lại là tập hợp những yếu tố rời rạc.

    Thuật ngữ doanh nghiệp có nội hàm rất rộng và phong phú: Các nhà máy xí nghiệp, công ty, tập đoàn .nếu thoả mãn các điều kiện sau đều là hình thái biểu hiện cụ thể của doanh nghiệp:

    1)Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động kinh doanh

    2)Đã làm đầy đủ các thủ tục theo quy định để triển khai hoạt động

    3)Triển khai hoạt động trên thực tế



    Trên góc độ kinh tế, doanh nghiệp là đơn vị cơ sở, tạo thành nền tảng kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, và trên cơ sở đó, tạo thành nền tảng của nền kinh tế thế giới. Tại đó, các nguồn lực của doanh nghiệp sẽ được sử dụng, khai thác nhằm cung cấp cho xã hội các sản phẩm hàng hoá dịch vụ hữu ích và thông qua đó doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu chính của mình, trong đó có mục đích lợi nhuận.

    Trên góc độ luật pháp, doanh nghiệp được hiểu là ” một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh ”. ở đây kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

    Trên góc độ xã hội học, doanh nghiệp là một cộng đồng người có sự ràng buộc bởi những mục tiêu chung và các lợi ích cá nhân và cộng đồng, họ thực hiện các công việc khác nhau theo sự phân công và quản lý thống nhất của các nhà quản trị, nhằm thực hiện được mục tiêu của mình thông qua việc góp phần thực hiện được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

    Tóm lại một cách cụ thể, dễ hiểu, chính xác nhất theo giáo trình kinh tế doanh nghiệp thương mại của trường đại học Thương Mại do PGS.TS. Phạm Công Đoàn - TS. Nguyễn Cảnh Lịch đồng chủ biên, doanh nghiệp được hiểu như sau:

    “Doanh nghiệp là một cộng đồng người liên kết với nhau để sản xuất ra của cải hoặc dịch vụ và cùng nhau thừa hưởng thành quả do việc sản xuất đó đem lại”.

    Cộng đồng người trong doanh nghiệp liên kết với nhau chủ yếu trên cơ sở lợi ích kinh tế. Con người trong doanh nghiệp được xem như là“con người kinh tế”. Trong đó chủ thể doanh nghiệp muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình, người lao động vì tiền công mà hợp tác với chủ doanh nghiệp.

    1.2-Khái niệm doanh nghiệp thương mại

    Ta đề cập đến một khái niệm hẹp hơn đó là doanh nghiệp thương mại.

    Trước hết ta khẳng định doanh nghiệp thương mại cũng là một doanh nghiệp mang đầy đủ các yếu tố, tính chất của một doanh nghiệp. Điều làm cho doanh nghiệp thương mại trở nên khác biệt với các doanh nghiệp khác đó là do nó chủ yếu thực hiện các hoạt động thương mại.

    Hoạt động thương mại hiện nay được chia làm 3 nhóm: mua bán hàng hoá, dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại. Trong đó dịch vụ thương mại gắn liền với việc mua bán hàng hoá, xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy việc mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại.

    Doanh nghiệp thương mại không chỉ thực hiện các hoạt động thương mại, nó cũng có thể thực hiện các hoạt động khác như sản xuất, cung ứng dịch vụ, đầu tư tài chính , nhưng hoạt động thương mại vẫn là chủ yếu.

    1.3-Khái niệm cung ứng

    1.3.1-Một số khái niệm

    Theo giáo trình kinh tế doanh nghiệp thương mại của trường đại học Thương Mại do PGS.TS.Phạm Công Đoàn-TS.Nguyễn Cảnh Lịch đồng chủ biên, cung ứng hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại được hiểu như sau:

    “Cung ứng hàng hoá là việc tổ chức nguồn hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại”

    Trong bất doanh nghiệp thương mại nào hoạt động kinh doanh cũng bắt đầu từ việc tổ chức mua hàng và kết thúc bằng việc bán hàng. Nhưng muốn có hàng để bán cho khách hàng thì trước hết doanh nghiệp luôn phải được cung ứng hàng hoá .

    Để hiểu rõ hơn về cung ứng hàng hoá ta sẽ xem xét đến 3 khái niệm mua hàng, thu mua và cung ứng .

    *Mua hàng

    Mua hàng là một trong những chức năng cơ bản của mọi tổ chức. Mua hàng gồm những hoạt động có liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, máy móc, hàng hoá, trang thiết bị, các dịch vụ để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.

    Các hoạt động đó bao gồm:

    1)Phối hợp cácphòng ban, bộ phận để xác định nhu cầu hàng hoá, nguyên vật liệu, máy móc cần cung cấp

    2)Tổng hợp nhu cầu của toàn bộ doanh nghiệp, xác định lượng hàng hoá thực sự cần mua

    3)Xác định các nhà cung cấp tiềm năng

    4)Thực hiện nghiên cứu thị trường cho những hàng hoá nguyên vật liệu quan trọng

    5)Đàm phán với nhà cung cấp tiềm năng

    6)Phân tích các đề nghị

    7)Lựa chọn nhà cung cấp

    8)Soạn thảo đơn đặt hàng, hợp đồng

    9)Thực hiện các hợp đồng và giải quyết vướng mắc gặp phải

    10)Thống kê theo dõi các số liệu mua hàng

    *Thu mua

    Thu mua là hoạt động thiết yếu của tổ doanh nghiệp, là sự phát triển, mở rộng chức năng mua hàng. So với mua hàng thì trong thu mua người ta chú trọng nhiều hơn đến các vấn đề mang tính chiến lược. Cụ thể thu mua bao gồm các hoạt động:

    1)Tham gia vào việc phát triển các nhu cầu nguyên vật liệu, dịch vụ, các chi tiết kỹ thuật

    2)Thực hiện các nghiên cứu về nguyên vật liệu và quản lý các hoạt động phân tích có giá trị

    3)Thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về thị trường hàng hoá nguyên vật liệu

    4)Thực hiện các hoạt động của chức năng mua hàng

    5)Quản trị chất lượng của các nhà cung cấp

    6)Quản trị quá trình vận chuyển

    7)Quản trị các hoạt động mang tính đầu tư như : tận dụng sử dụng lại các nguyên vật liệu

    *Cung ứng

    Đây là sự phát triển ở một bước cao hơn của thu mua. Nếu mua hàng và thu mua chủ yếu là các hoạt động mang tính chiến thuật thì cung ứng tập trung chủ yếu vào các chiến lược. Những hoạt động cụ thể của cung ứng là:

    1)Đặt quan hệ trước để mua hàng và đặt quan hệ trước với các nhà cung cấp ngay trong quá trình thiết kế sản phẩm và phát triển các chi tiết kỹ thuật kèm theo của các sản phẩm quan trọng

    2)Thực hiện chức năng mua hàng và các hoạt động của quá trình thu mua

    3)Sử dụng nhóm chức năng chéo trong việc xác định và lựa chon nhà cung ứng

    4)Sử dụng sự thoả thuận 2 bên khi mua hàng và các liên minh chiến lược với các nhà cung cấp để phát triển mối quan hệ thân thiện và các mối quan hệ có lợi cho cả đôi bên với những nhà cung cấp chủ yếu cũng như để quản lý chất lượng và chi phí

    5)Tiếp tục xác định những nguy cơ và cơ hội trong môi trường cung ứng của công ty

    6)Phát triển các chiến lược

    7)Tiếp tục quản lý việc cải thiện dây chuyền cung ứng

    8)Tham gia năng động vào quá trình hoạch định chiến lược phối hợp

    Sau khi xem xét 3 khái niệm trên, ta nhận thấy giữa mua hàng, thu mua và cung ứng có mối quan hệ mật thiết, là các bước tiến hoá của cung ứng. Hình thức sau bao gồm hình thức trước và có phạm vi hoạt động rộng hơn, mang tính chiến lược nhiều hơn.

    1.3.2-Nội dung của cung ứng hàng hoá

    Hoạt động cung ứng hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại bao gồm có hoạt động mua hàng và dự trữ hàng hoá để đảm bảo công biệc kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây ta sẽ đi vào tìm hiểu từng hoạt động cụ thể : mua hàng và dự trữ hàng hoá. Trong phần 1.3.1 ta cũng đã nhắc đến khái niệm mua hàng nhưng đó là mua hàng với vai trò là một trong những bước tiến hoá phát triển của hoạt động cung ứng. Còn mua hàng trong phần 1.3.2 này mua hàng là một nội dung của hoạt động cung ứng hàng hoá
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...