Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang
    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài:
    Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh; đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng xâu vùng xa đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta, là mục tiêu quốc gia mà Nhà nước ta đang mong thực hiện.
    Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là: Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, ngày 4 tháng 10 năm 2002; Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
    Tuy nhiên, sự nghiệp Xóa đói giảm nghèo vẫn đang còn ở phía trước, với nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp; trong đó, lĩnh vực tín dụng cho hộ nghèo nhiều vấn đề vẫn đang bức xúc như: Quy mô tín dụng chưa lớn, hiệu quả Xóa đói giảm nghèo còn chưa cao, hoạt động của NHCSXH chưa thực sự bền vững.v.v Những vấn đề trên là phức tạp, nhưng chưa có mô hình thực tiễn và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Để giải quyết tốt vấn đề nghèo đói ở Việt Nam nói chung và tín dụng cho hộ nghèo nói riêng, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, khách quan và khoa học, phải có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước cũng như toàn xã hội.
    Trong quá trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là hiệu quả vốn tín dụng còn thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng phục vụ người nghèo. Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng có hiệu quả vốn vay, chất lượng tín dụng được nâng cao nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói là một vấn đề được cả xã hội quan tâm, tại NHCSXH Việt Nam nói chung và NHCSXH tỉnh An Giang - Chi nhánh huyện Hóa Sơn nói riêng đang là câu hỏi được đặt ra cho thực tiễn hiện nay.
    Thực hiện phương châm giáo dục của Đảng “Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội ”. Vì vậy, thực tập tốt nghiệp là một phần của chương trình đào tạo. Sau mỗi khóa học, mỗi học sinh có một thời gian thực tập, tạo cho học sinh có cơ hội hiểu biết hoạt động của Ngân hàng, củng cố, nâng cao nhận thức sâu sắc về lý luận cơ bản, về những nghiệp vụ tiền tệ tín dụng thanh toán và kế toán Ngân hàng.
    Đồng thời qua quá trình thực tập sẽ giúp cho học sinh làm quen với thực tế để rèn luyện tư cách, tác phong trong công tác, có khả năng thích ứng nhanh chóng công việc sau khi tốt nghiệp ra trường. Qua thời gian thực tập tại NHCSXH tỉnh An Giang - Chi nhánh huyện Hóa Sơn và tìm hiểu nhu cầu, thực trạng về cho vay xóa đói giảm nghèo đồng thời với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn T.S Nguyễn Thị Thanh Hoài nên em lựa chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang - Chi nhánh huyện Hóa Sơn" làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong hoạt động cho vay người nghèo.
    Kết cấu khóa luận:
    Khóa luận có kết cấu gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả tín dụng cho vay xóa đói giảm nghèo.
    Chương II: Thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Hóa Sơn.
    Chương III: Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả cho vay xóa đói giảm nghèo tại NHCSXH huyện Hóa Sơn.

    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN 3
    LỜI CẢM ƠN 4
    BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT 5
    DANH MỤC BẢNG BIẾU 6
    MỞ ĐẦU 7
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHO VAY XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 10
    1.1. Sự cần thiết phải hỗ trợ vốn cho người nghèo 10
    1.1.1.Tổng quan về đói nghèo 10
    1.1.2. Tiêu chí đánh giá đói nghèo 13
    1.1.3. Nguyên nhân đói nghèo 14
    1.1.4. Đặc tính của người nghèo 16
    1.1.5. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo 17
    1.2. Tín dụng và hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo: 18
    1.2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng đối với hộ nghèo: 18
    1.2.2. Hiệu quả tín dụng đối với người nghèo: 22
    1.3. Kinh nghiệm một số nước về nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 25
    1.3.1. Kinh nghiệm vay của một số nước 25
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN HÓA SƠN 27
    2.1. Khái quát về NHCSXH huyện Hóa Sơn: 27
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH huyện Hóa Sơn: 27
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức : 29
    2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH huyện Hóa Sơn: 36
    2.2. Thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Hóa Sơn: 49
    2.2.1. Sáu công đoạn trong uỷ thác cho vay qua tổ chức chính trị xã hội 49
    2.2.2. Dư nợ cho vay hộ nghèo : 53
    2.2.3. Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Hóa Sơn 62
    2.2.4. Những đổi mới trong công tác cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Hóa Sơn 64
    2.3. Đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo 67
    2.3.1. Hiệu quả kinh tế 67
    2.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội 69
    2.3.3. Một số tồn tại và nguyên nhân 71
    CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ & GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO NHCSXH HUYỆN HÓA SƠN 73
    3.1. Phương hướng nhiệm vụ năm 2012 73
    3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xóa đói giảm nghèo 74
    3.2.1. Hoàn thiện mạng lưới hoạt động 75
    3.2.2. Giải pháp về huy động vốn 75
    3.2.3. Giải pháp về tổ chức cho vay 77
    3.2.4. Giải pháp thực hiện công tác kế toán ngân quỹ và các hoạt động khác 78
    3.2.5. Giải pháp khắc phục tồn tại: 78
    3.2.6. Giải pháp nâng cao chất lượng giao dịch xã và kế hoạch đào tạo cán bộ, tập huấn nghiệp vụ 80
    3.2.7. Kế hoạch kiểm tra 81
    3.2.8. Hướng dẫn người nghèo vay vốn biết cách làm ăn 82
    3.2.9. Củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn 83
    3.2.10. Các giải pháp khác 83
    3.3. Dự kiến tăng trưởng năm 2012 84
    3.4. Đề xuất, kiến nghị 87
    KẾT LUẬN 89
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...