Chuyên Đề Giải pháp nâng cao Hiệu qủa cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất của Ngân hàng nông nghiệp và phát

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜINÓIĐẦU


    Đối với một quốc gia có hơn 80% dân số là nông dân như Việt nam, việc phát triển sản xuất nông nghiệp chiếm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Hội nghị TW lần thứ VI đã khẳng định “ Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sởđểổn định và phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
    Mọi hoạt động vừa cơ bản, lâu dài, vừa cần kíp trước mắt của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đều cần đến vốn và tín dụng. Đương nhiên vốn và tín dụng không quyết định hết thảy, nhưng không thể không nhấn mạnh rằng, đểđưa nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ, nhất định phải có chính sách hỗ trợ có bài bản và cụ thể về vốn, tín dụng, nhất định phải có sựđầu tư thích đáng của nhà nước, của các ngành, trong đó không thể xem nhẹ vai trò của NHNo & PTNT Việt nam.
    Trong quá trình CNH – HĐH đất nước đặc biệt là quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, Đảng và nhà nước ta có rất nhiều chính sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và hộ sản xuất nói riêng. Tuy nhiên Trong thực tế cho thấy vấn đề vốn và cho vay ở khu vực nông thôn đang có những khó khăn nhất định mà hiện nay NHNo&PTNT đang phải đảm đương thực hiện nhiệm vụ ‘ rót vốn” vào khu vực nông thôn, việc mở rộng cho vay hộ sản xuất ngày càng khó khăn do tính chất phức tạp của hoạt động này, món vay nhỏ bé, chi phí nghiệp vụ cao, khả năng rủi ro ngày càng lớn . Do vậy vấn đề tạo vốn và cho vay có hiệu quảđối với hộ sản xuất cóý nghĩa rất quan trọng, nóđóng vai trò chủ lực chủđạo trong việc góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung .
    Huyện Lục yên là một huyện miền núi phía đông bắc của tỉnh Yên bái dân số chủ yếu sống ở khu vực nông thôn, trình độ dân trí chưa cao, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ sản xuất còn thấp kém, hiệu quả sản xuất - kinh doanh chưa cao và nhỏ lẻ, trong thời gian qua NHNo&PTNT Huyên Lục yên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạo vốn và cho vay vốn đối với hộ sản xuất.
    Tuy vậy, trong những năm gần đây NHNo &PTNT Huyện Lục yên đã có nhiều cố gắng vượt qua mọi khó khăn đáp ứng được nhu cầu thiếu vốn của các hộ sản xuất trên địa bàn huyện vàđây cũng chính là thị trường kinh doanh chính của NHNo&PTNT Huyện Lục yên.
    Trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Huyên Lục yên được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo hướng dẫn thực tập , của các cô chú công tác tại NHNo&PTNT Huyện Lục yên và cùng với những kiến thức đã học được trong trường và thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Huyện lục yên được tiếp cận với thực tế tình hình cho vay phát triển kinh tếđối với hộ sản xuất. Chính vậy mà em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao Hiệu qủa cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Lục yên- Tỉnh Yên bái“để nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những nhu cầu bức xúc của thực tiễn. Vì trình độ, kiến thức còn nhiều hạn chế, bài viết không thể tránh những thiếu sót, em rất mong được sựđóng góp của các Thầy cô giáo .

    Em xin cảm ơn TS . Lê Thị Tuấn Nghĩa đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong quá trình viết báo cáo tốt nghiệp . Em xin cảm ơn Ban Giám đốc và các cô chú cán bộ trong chi nhánh NHNo &PTNT Lục yên , đặc biệt là các cô, chú cán bộ phòng Tín dụng đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện viết bài này .

    Ngoài phần mởđầu và kết luận, chuyên đềđược kết cấu làm 3 chương như sau:

    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại .
    Chương 2:Hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ tại NHNo&PTNT huyện Lục Yên.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ tại NHNo&PTNT Huyện Lục Yên- Yên Bái.



    MỤCLỤC

    Chương 1:NHỮNGVẤNĐỀCƠBẢNVỀHIỆUQUẢCHOVAYPHÁTTRIỂNKINHTẾHỘCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI.

    1.1. Hộ sản xuất. 6
    1.1.1. Khái niệm hộ sản xuất. 6
    1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ. 6
    1.1.3. Vai trò của kinh tế hộ trong sự phát triển kinh tế của nước ta . 7
    1.2. Tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ. 8
    1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 8
    1.2.2.Vai trò của vốn tín dụng đối với sự phát triển kinh tế hộ. 7
    1.3 . Hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ 9
    1.3.1- Quan niệm về hiệu quả cho vay đối với kinh tế hộ. 9
    1.3.2- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay vốn. 11
    1.3.3- Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ. 14
    Chương 2 : THỰCTRẠNG HIỆUQUẢCHOVAYHỘSẢNXUẤTTẠI NHNO&PTNT HUYỆN LỤCYÊN - TỈNHYÊNBÁI 18
    2.1. NHNo&PTNT Huyện Lục yên với sự phát triển kinh tế của huyện. 18
    2.1.1-Tình hình phát triển kinh tế của huyện Lục yên 18
    2.1.2-Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lục yên và tình hình hoạt động của chi nhánh 19
    2.2. Thực trạng hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Lục yên . 24
    2.2.1. Hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Lục yên. 24
    2.2.2. Hiệu quả cho vay kinh tế hộ tại NHNo huyên Lục Yên. 28
    2.2.3. Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất 30
    2.2.2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân trong việc cho vay hộ sản xuất .
    2.3. Đánh giá hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất 31
    2.3.1. Những kết quảđạt được . 31
    2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 33
    Chương 3:MỘTSỐGIẢIPHÁPNHẰMNÂNGCAOHIỆUQUẢCHOVAYHỘSẢNXUẤTTẠI NHNO&PTNT HUYỆNLỤCYÊN 37
    3.1. Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT huyện Lục yên năm 2007. 37
    3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất đối với NHNo&PTNT huyện Lục Yên . 38
    3.2.1.Thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ tín dụng kinh tế hộ. 38
    3.2.2.Thực hiện tôt chính sách thu hút và phát triển nguồn vốn. 40
    3.2.3.Đa dạng hoá các phương thức cho vay vàđơn giản hoá các thủ tục cho vay. 41
    3.2.4. Tăng cường việc kiểm tra , kiểm soát việc sứ dụng tiền vay. 42
    3.2.5.Tăng cường đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và có chính sách hợp lýđối với cán bộ tín dụng. 43
    3.3. Một số kiến nghị . 44
    3.3.1- Kiến nghị với Nhà nước 44
    3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 45
    3.3.3 - Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam. 46
    Kết luận 48
    Tài liệu tham khảo 50
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...