Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Triệu Sơn- Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Triệu Sơn- Thanh Hóa

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1. Sự cần thiết của nghiên cứu

    Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã, đang và tiếp tục phát huy hết nguồn nội lực cũng như đẩy mạnh hội nhập, không ngừng phấn đấu đưa đất nước mình ngày một phát triển. Tuy nhiên mỗi quốc gia có điểm xuất phát không giống nhau. Việt Nam vốn là một nước Nông nghiệp có vị trí địa lý, có điều kiện về thời tiết khí hậu , điều kiện tự nhiên như: đất đai màu mỡ do hàng năm phù sa bồi đắp, nguồn nước dồi dào và phong phú thích hợp để phát triển một nền Nông nghiệp toàn diện. Vì vậy trong những năm gần đây nền Nông nghiệp của nước ta đã có những tiến triển vượt bậc từ chỗ không đủ ăn đến có thể đáp ứng được nhu cầu trong nước và vươn lên thành một quốc gia xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên đời sống nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đầu tư phát triển Nông nghiệp chưa cao lắm thêm vào đó là một số tác động của các yếu tố khách quan như: bão, lũ lụt, sâu hại, dịch bệnh . gây khó khăn, thất bát trong mùa màng của nông dân. Do đó cho vay hộ sản xuất sẽ là vấn đề quan trọng và cần thiết giúp cho nông dân có hướng giải quyết kịp thời, là chỗ dựa cho nông dân khi có khó khăn về vốn.
    Lĩnh vực Nông nghiệp và kinh tế nông thôn cần sự đầu tư rất lớn và lâu dài từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn vốn ngân hàng là quan trọng. Vì đây là một kênh huy động vốn mà nông dân dễ tiếp cận. Để góp phần phát triển nền kinh tế địa phương thì cần một nguồn vốn lớn giúp cho các hộ sản xuất hoạt động sản xuất kinh doanh như: xây dựng chuồng trại để mở rộng sản xuất chăn nuôi, kè ao thả cá, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp .Nhu cầu nguồn vốn đòi hỏi rất lớn từ nội lực các gia đình từ Ngân sách và từ ngồn vốn tín dụng Ngân hàng. Chính vì vậy NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn dưới sự chỉ đạo của NHNN đã tổ chức triển khai toàn ngành về việc đầu tư vốn cho các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn để SX-KD không phân biệt thành phần kinh tế. Tuy nhiên việc cho vay hộ sản xuất vẫn còn nhiều tồn tại và rủi ro. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao để hạn chế được rủi ro và ngăn ngừa nợ quá hạn giúp cho việc kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả.
    Vì vậy, với những lý do trên tôi đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Triệu Sơn"
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu hoạt động cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    - Không gian: địa bàn huyện Triệu Sơn
    - Thời gian: số liệu 3 năm, từ 2008 - 2010
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Thu thập tài liệu: qua các báo cáo, tài liệu của NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn, thông tin trên báo, internet.
    - Phương pháp phân tích: thống kê, tổng hợp, so sánh
    - Phân tích số liệu và đánh giá số liệu về tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu dùng để phân tích tài liệu có được, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn.
    6. Kết cấu của chuyên đề
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất.
    Chương 2: Hiệu quả hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn.
    Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn.






    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1. Sự cần thiết của nghiên cứu 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng nghiên cứu 2
    4. Phạm vi nghiên cứu 2
    5. Phương pháp nghiên cứu 2
    6. Kết cấu của chuyên đề 2
    PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT 3
    1.1 Hộ sản xuất 3
    1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất 3
    1.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất 4
    1.1.3 Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế 4
    1.2 Hiệu quả của hoạt động cho vay hộ sản xuất của NHTM 5
    1.2.1 Khái niệm về hiệu quả cho vay 5
    1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất 6
    1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay 9
    CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN TRIỆU SƠN 12
    2.1 Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn. 12
    2.2 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn. 13
    2.2.1 Tình hình huy động vốn. 13
    2.2.2 Hoạt động cho vay 15
    2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua ba năm 17
    2.3 Thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn (2008-2010) 18
    2.3.1 Phân tích hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh trong thời gian qua (2008-2010) 18
    2.4 Đánh giá chung về hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn 33
    2.4.1 Kết quả đạt được 33
    2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn 34
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN TRIỆU SƠN. 36
    3.1 Những biện pháp chủ yếu để mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn 36
    3.1.1 Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương 36
    3.1.2 Tăng cường số lượng, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ CBTD 37
    3.1.3 Đẩy mạnh cho vay qua các tổ, nhóm tại địa phương 38
    3.1.4 Đơn giản hoá thủ tục đối với hộ vay 40
    3.2 Một số kiến nghị 40
    3.2.1 Những kiến nghị thuộc về cơ chế chính sách tạo điều kiện cho ngân hàng và khách hàng 40
    3.2.2 Những kiến nghị đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương và ban ngành hữu quan 41
    3.2.3 Những kiến nghị, đề xuất đối với hộ sản xuất 41
    KẾT LUẬN 43
    [​IMG]



     
Đang tải...