Tiểu Luận Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân Hàng CT Đống Đa

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân Hàng CT Đống Đa


    MỤC LỤC​

    Chương I: Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh



    I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

    1. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ

    1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

    Ngân hàng thương mại là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất. Ngân hàng thương mại đầu tiên được thành lập vào năm 1782 tại Mỹ.

    Khi sản xuất hàng hoá phát triển thúc đẩy trao đổi hàng hoá và lưu thông hàng hoá được mở rộng trên nhiều vùng. Tuy nhiên, do có sự khác biệt giữa các đồng tiền ở những vùng khác nhau nên người ta phải đổi tiền để mua hàng hoá. Do đó xuất hiện những nhà buôn tiền gọi là “các thương gia tiền tệ”, công việc của họ là “đổi tiền”. Nhờ có đổi tiền nên các hoạt động giao lưu hàng hoá phát triển hơn. Việc sản xuất kinh doanh phát triển đã xuất hiện nhiều thương gia giàu có, họ không biết dùng tiền để làm gì và muốn cất giữ nó ở nơi an toàn, khi đó hoạt động nhận gửi xuất hiện, ngưòi gửi phải trả lệ phí. Cùng với hoạt động gửi tiền, hoạt động chi trả hộ cũng hình thành. Tiền luôn nằm trong tay nhà buôn tiền vì các thương gia thanh toán cho nhau nhưng không ai lấy tiền của mình ra. Vì vậy nhà buôn tiền có trong tay một khối lượng tiền khá lớn, trong khi đó nhiều người có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh và hoạt động cho vay xuất hiện, nhà buôn tiền sẽ nhận được lãi cho vay. Lúc này những hoạt động của nhà buôn tiền đã thành một nghề gọi là Ngân hàng.

    Như vậy, những hoạt động cơ bản đầu tiên của Ngân hàng là đổi tiền, nhận gửi, chi trả hộ và cho vay. Cùng với sự phát triển nền kinh tế, các hoạt động khác của Ngân hàng ngày càng phát triển phong phú và đa dạng trên phạm vi rộng khắp.

    Có nhiều khái niệm về Ngân hàng thương mại.

    Theo Luật, pháp lệnh Ngân hàng và các tổ chức tín dụng định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và hoạt động tín dụng”

    Theo luật các tổ chức tín dụng định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng mà được thực hiện tất cả những hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm nhiệm vụ Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”.

    1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại

    Ngân hàng thương mại có hai chức năng cơ bản là kinh doanh tiền tệ và chức năng tạo tiền. Trong chức năng kinh doanh tiền tệ nhằm mục tiêu lợi nhuận, Ngân hàng thương mại có những họat động chủ yếu sau:

    a. Huy động vốn

    Huy động vốn là việc Ngân hàng tập trung các nguồn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế dưới các hình thức khác nhau. Các hình thức huy động vốn hiện có của Ngân hàng thương mại bao gồm:

    - Tiền gửi

    Người ta gửi tiền vào Ngân hàng với nhiều mục đích, đó là để bảo quản, để thu nhập , để sử dụng dịch vụ chi trả hộ và để vay. Dựa trên mục đích của ngưòi gửi tiền, tiền gửi được phân chia thành hai dạng cơ bản : tiền gửi giao dịch và tiền gửi phi giao dịch.

    Tiền gửi giao dịch nhằm mục đích để thanh toán, nó gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiêu dùng của dân cư. Tiền gửi giao dịch gồm tiền gửi có thể phát séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi,thẻ chuyển bằng thư, mạng.

    Tiền gửi phi giao dịch là tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp , tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức tín dụng, tiết kiệm dân cư. Đây là những khoản tiền không thanh toán, tạm thời nhàn rỗi, hiệu suất sử dụng cao vì nó tương đối ổn định nhưng lãi suất cao hơn tiền gửi giao dịch.

    - Ngân hàng huy động vốn thông qua việc phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

    - Nguồn vay mượn Ngân hàng Trung ương hoặc các Ngân hàng khác nhằm bù đắp dự trữ thiếu hụt, đảm bảo thanh toán khi cần thiết.

    - Ngoài ra Ngân hàng còn huy động trên các nguồn khác như nguồn tiếp nhận uỷ thác đầu tư , đầu tư tài chính . những nguồn này không thường xuyên.

    b. Hoạt động cho vay

    Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù nổi chi phí tiền gửi, chi phí tiền dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý,thuế các loại và các rủi ro đầu tư .

    Kinh tế càng phát triển, lượng cho vay của các Ngân hàng thương mại càng tăng nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên đa dạng. Dựa vào kỳ hạn người ta phân chia cho vay thành hai loại : cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn.

    Cho vay ngắn hạn là loại cho vay truyền thống, thường chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay của các Ngân hàng, bao gồm những khoản cho vay có thời hạn dưói 1 năm.

    Cho vay trung và dài hạn được áp dụng cho những dự án sản xuất kinh doanh, chương trình phát triển kinh tế – xã hội,đầu tư xây dựng cơ bản. Cho vay trung, dài hạn là những khoản vay có thời hạn trên 1 năm. Xu hướng hiện nay nhu cầu về vốn tín dụng Ngân hàng trung, dài hạn ngày càng tăng, vì vậy các Ngân hàng thương mại đang cố gắng dùng mọi biện pháp nhằm mở rộng loại hình tín dụng này.

    c. Các hoạt động trung gian khác

    - Nghiệp vụ trung gian thanh toán: bao gồm thanh toán hộ, chuyển tiền hộ thông qua séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng được thực hiện theo sự uỷ nhiệm của khách hàng trên cơ sở khách hàng đó có khoản tiền gửi thanh toán. Qua hoạt động này Ngân hàng nhận được một khoản thu nhập gọi là phí và cũng giúp Ngân hàng tạo nguồn để cho vay.

    - Hoạt động bảo lãnh: là nghiệp vụ Ngân hàng cam kết trả tiền thay cho khách hàng được bảo lãnh nếu họ không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ với bên yêu cầu bảo lãnh. Hoạt động này cũng tạo thêm thu nhập cho Ngân hàng thông qua phí bảo lãnh.
     
Đang tải...