Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM -2012

    MỤC LỤC ( Luận án dài 183 trang) Có file WORD

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC HÌNH, BIỂU, BẢNG, HỘP
    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
    1.1 Tổng quan về thương mại điện tử và khuôn khổ pháp lý
    1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử
    1.1.2 Các loại hình giao dịch trong thương mại điện tử
    1.1.3 Vai trò của các chủ thể trong việc phát triển thương mại điện tử
    1.1.4 Thách thức và ảnh hưởng của thương mại điện tử
    1.1.5 Khuôn khổ về pháp lý cho thương mại điện tử
    1.1.6 Chính sách phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
    1.2 Hiệu lực quản lý nhà nước trong thương mại điện tử
    1.2.1 Khái niệm, nội dung và nguyên tắc quản lý nhà nước
    1.2.2 Quản lý nhà nước đảm bảo an toàn nhìn dưới góc độ kỹ thuật
    1.2.3 Hiệu lực quản lý nhà nước trong thương mại điện tử
    1.3 An toàn trong thương mại điện tử
    1.3.1 Khái niệm về an toàn trong thương mại điện tử
    1.3.2 Những hành vi gây mất an toàn trong thanh toán trực tuyến
    1.3.3 Chính sách bảo mật đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử
    1.4 Chiến lược, chính sách quản lý nhà nước về TMĐT ở Hàn Quốc
    1.4.1 Chính sách phát triển và đảm bảo an toàn TMĐT ở Hàn Quốc
    1.4.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước phát triển TMĐT
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO SỰ AN TOÀN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
    2.1 Tổng quan các quy định pháp luật về hoạt động quản lý TMĐT
    2.1.1 Khung pháp lý quản lý hoạt động thương mại điện tử
    2.1.2 Các quy định liên quan đến giao dịch điện tử trong các văn bản pháp luật về dân sự- thương mại
    2.1.3 Các quy định về giao dịch điện tử và công nghệ thông tin
    2.1.4 Một số các quy định về thuế, kế toán trong giao dịch điện tử
    2.2 Thực trạng về chính sách quản lý đảm bảo an toàn TMĐT tại doanh nghiệp
    2.2.1 Thực trạng chính sách phát triển hạ tầng CNTT & Internet
    2.2.2 Bảo đảm an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân
    2.2.3 Nguồn nhân lực trong quản lý TMĐT tại doanh nghiệp
    2.2.4 Đầu tư cho CNTT và TMĐT của doanh nghiệp
    2.2.5 Một số những trở ngại trong việc ứng dụng TMĐT
    2.2.6 Kiến nghị từ phía doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý
    2.3 Thực trạng về hạ tầng liên quan đến an toàn trong TMĐT
    2.3.1 An toàn thông tin mức hạ tầng
    2.3.2 An toàn thông tin mức ứng dụng
    2.3.3 An toàn dữ liệu trong các giao dịch điện tử
    2.3.4 Các mối đe dọa an toàn thông tin điển hình trong giao dịch
    2.3.5 Một số chính sách, cơ chế, biện pháp quản lý đảm bảo an toàn
    2.3.6 Các chính sách tự bảo vệ của doanh nghiệp
    2.3.7 Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử
    2.3.8 Thống kê thương mại điện tử
    2.3.9 Một số quy định được áp dụng trong thương mại điện tử
    2.4 Đánh giá tổng quát hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn thương mại điện tử ở Việt Nam
    2.4.1 Những thành tựu chung và kết quả đạt được
    2.4.2 Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân
    CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
    3.1 Dự báo phát triển, cảnh báo nguy cơ đe dọa an toàn trong TMĐT
    3.1.1 Xu thế phát triển thương mại điện tử trên thế giới
    3.1.2 Dự báo về nhu cầu thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam
    3.1.3 Dự báo các nhân tố tác động tới sự phát triển thương mại điện tử trong tương lai và các mối đe dọa an ninh an toàn thông tin điển hình
    3.2 Quan điểm, mục tiêu và yêu cầu đặt ra đối với nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử
    3.2.1 Quan điểm, mục tiêu về công tác quản lý nhà nước
    3.2.2 Yêu cầu đặt ra đối với quản lý nhà nước đảm bảo an toàn
    3.2.3 Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn
    3.3 Một số giải pháp, khuyến nghị về chính sách quản lý TMĐT
    3.3.1 Nâng cao hiệu lực, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực thực thi quản lý nhà nước đảm bảo an toàn
    3.3.2 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
    3.3.3 Đối với các doanh nghiệp
    3.3.4 Đối với người tiêu dùng
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Ngày nay, giao dịch điện tử trong hoạt động thương mại đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống trên toàn thế giới. Công nghệ thông tin, Internet ra đời và phát triển, đồng thời thương mại điện tử cũng xuất hiện, phát triển với tốc độ rất nhanh dù ở các hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo từng quốc gia, từng khu vực. Từ khi xuất hiện khái niệm và thuật ngữ “thương mại điện tử”, nó luôn trở thành một chủ đề mang tính thời sự trong đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Sự xuất hiện và phổ biến thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành một phần tất yếu của một đất nước với gần 90 triệu dân và hàng trăm triệu thuê bao điện thoại cùng hệ thống hạ tầng tương đối rộng khắp. Muốn gọi một dịch vụ nào đó, người ta có thể nhấc điện thoại lên gọi và thế là một giao dịch được hình thành hay muốn mua một món đồ gì đó, có thể là dịch vụ hay sản phẩm cụ thể, hay thậm chí là sản phẩm số hóa người ta cũng chỉ cần một cú “nhấp chuột” trên trang Web là đã có thể sở hữu sản phẩm hay thụ hưởng dịch vụ mình mong muốn một cách rất nhanh chóng và thuận tiện. Do sự phát triển nhanh, tính phổ cập, tính thanh toán quốc tế nên thương mại điện tử đem lại những lợi ích to lớn như sự tiếp cận, tìm kiếm dịch vụ nhanh chóng cho khách hàng là doanh nghiệp tư nhân thậm chí cả chính phủ và bên cung cấp dịch vụ cũng tiếp cận khách hàng nhanh trong môi trường không biên giới, xóa nhòa khoảng cách về địa lý, thời gian. Điều này cũng tạo ra một mặt trái của thương mại điện tử là hiện tượng tội phạm sử dụng công nghệ cao ở tại bất cứ khu vực nào trên thế giới có kết nối Internet đều có thể tạo ra những thông tin thương mại sai lệch hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, luôn được cập nhật và trao đổi trên các diễn đàn có mục đích xấu. Có rất nhiều ví dụ tại Việt Nam như lừa đảo trúng thưởng qua tin nhắn điện thoại di động, trộm cắp mật khẩu, chiếm quyền truy nhập địa chỉ các thư điện tử, lừa đảo trực tuyến hoặc lắp đặt các thiết bị theo dõi các thông tin cá nhân trên hệ thống ATM để sản xuất thẻ giả nhằm chiếm đoạt tiền hoặc thanh toán mua hàng bất hợp pháp. Nguy hiểm hơn, do cạnh tranh không lành mạnh, giới tội phạm công nghệ cao có thể đánh sập các trang web hay các sàn giao dịch thương mại điện tử.
    Đặt trong thực trạng các điều kiện để hình thành Chính phủ điện tử tại Việt Nam, tội phạm công nghệ cao trên môi trường mạng vẫn tiếp tục gia tăng với xu hướng có tính quốc tế rõ rệt, việc tấn công cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước, e-banking, các công ty thương mại điện tử liên tục xảy ra. Số lượng lớn các vụ tấn công gây thiệt hại về kinh tế nhưng rất khó ước tính cũng trở thành mối đe doạ cho sự cạnh tranh, phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, sự phổ biến của web 2.0 với các mạng xã hội như Facebook, Twitter cũng làm nảy sinh hàng loạt thách thức cho đảm bảo an toàn thông tin và giao dịch trực tuyến đối với người dùng cá nhân trong các tổ chức, doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Cục An ninh thông tin truyền thông, Tổng cục an ninh II, Bộ Công An đã phát hiện một số trang web trên mạng Internet bán hàng loạt thông tin cá nhân, cụ thể là họ tên, tuổi, nơi làm việc, địa chỉ, số điện thoại di động của cả trăm nghìn người, hành vi này có dấu hiệu vi phạm điều 226 Bộ Luật hình sự. Trước một loại hình tội phạm rất mới này, Tổng cục An ninh II kiến nghị xử lý và đẩy mạnh việc kiểm soát các băng nhóm phạm pháp hình sự tiến hành mua bán thông tin cá nhân trên mạng Internet để sử dụng trong mục đích phạm tội như: tống tiền, đe dọa, ăn cắp Bên cạnh đó là những lo lắng về vấn đề bảo mật, về an ninh, an toàn trong thanh toán trực tuyến qua ngân hàng khi tiến hành giao dịch thương mại điện tử khiến cho các chủ thể tham gia trở thành nạn nhân của gian lận trực tuyến và mất an toàn thông tin. Mỗi sự cố, dù là nhỏ nhưng qua các phương tiện truyền thông sẽ lan tỏa và làm giảm lòng tin của khách hàng.
    Trước những nguy cơ, rủi ro về sự mất an toàn trong thương mại điện tử, cần thiết phải hoàn chỉnh khung pháp lý đủ mạnh, các biện pháp thực thi có hiệu quả, các công tác thanh, kiểm tra, giám sát chặt chẽ để nhằm xử lý, răn đe, phòng ngừa những đối tượng là tội phạm trong nước và quốc tế lấy Việt Nam làm nơi thực hiện hoạt động phạm pháp. Vì thế, đòi hỏi sự nghiên cứu, thống nhất về mặt lý luận, làm rõ các vấn đề liên quan đến tính hiệu lực của công tác quản lý nhà nước trong việc đảm bảo an toàn trong các hoạt động giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế trên thế giới và đông đảo các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các trường đại học rất chú ý quan tâm tới thương mại điện tử.
    Liên hiệp quốc cũng đã nghiên cứu và phổ biến về “Chính phủ điện tử và Thương mại điện tử” thông qua tài liệu giảng dạy tới các quốc gia do Trung tâm đào tạo phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Châu Á- Thái Bình Dương (APCICT) nghiên cứu với mục tiêu truyền đạt các kiến thức cho các nhà lãnh đạo Chính phủ tại các Quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương nhằm hoạch định chính sách quản lý và các sáng kiến về chính phủ điện tử và thương mại điện tử một cách hiệu quả hơn. Ủy ban Châu Âu- Viện bảo vệ và an ninh công dân thuộc Trung tâm nghiên cứu hỗn hợp ISPRA- Italia cũng đã nghiên cứu về: “Chiến lược tin cậy và an toàn B2C trong thương mại điện tử”. Nghiên cứu này đã đi sâu phân tích một cách có hệ thống về mối quan hệ giữa công nghệ, xã hội, kinh tế và chính sách nhằm đem lại sự an toàn và tin tưởng trong thương mại điện tử. Stayling Wen, một doanh nhân Đài Loan cũng nghiên cứu và cho ra đời cuốn sách “Tương lai của thương mại điện tử”. Cùng với rất nhiều các tác giả khác trên thế giới cũng có các công trình nghiên cứu về về mạng xã hội, kinh doanh, công cụ trực tuyến, công cụ tìm kiếm, an ninh mạng, bảo mật, khung pháp lý, công nghệ và cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử của các quốc gia trên thế giới.
    Việt Nam đã thống nhất về mặt quản lý nhà nước về thương mại điện tử bằng việc thành lập Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Công Thương. Nhiều công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động thương mại điện tử được Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cùng các Tổ chức, Hiệp hội thực hiện. Tuy nhiên, nghiên cứu cụ thể về quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử thì chưa có nhiều. Một số công trình nghiên cứu thương mại điện tử về bảo mật, an toàn và pháp lý đã được biết tới như: Báo cáo đề tài nhánh KC01-05 của Ban cơ yếu Chính phủ năm 2004: “Nghiên cứu, xây dựng giải pháp bảo mật thông tin trong thương mại điện tử”. Đề tài: “Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam: thực trạng và một số khuyến nghị” do Tiến sĩ Nguyễn Anh Sơn – Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương. Công trình: “Luật thương mại quốc tế, các văn bản nền tảng của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế của UNCITRAL. Sách kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Thương mại điện tử và phát triển nguồn nhân lực” do Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Quyền- Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin chủ biên. Các công trình nghiên cứu về thương mại điện tử hiện nay có nhiều nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử.
    Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Quốc hội khóa XII thông qua Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, Chính phủ cũng phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử 2006-2010 (Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg), giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1073/ QĐ-TTg) để xác định rõ kế hoạch thực hiện triển khai thương mại điện tử ở Việt Nam. Tổng quan tình hình nghiên cứu như trên có thể đánh giá rằng cần thiết phải có những nghiên cứu cụ thể đánh giá về tính hiệu lực công tác quản lý nhà nước để đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử. Với mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề đó đồng thời dự báo sự phát triển thương mại điện tử, quản lý nhà nước một cách hiệu lực nhằm đảm bảo an toàn, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam” để nghiên cứu luận án tiến sĩ.
     
Đang tải...