Tiến Sĩ Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vii
    MỞ ĐẦU 1

    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU 12
    1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 12
    1.1.1. Giá trị gia tăng (VA - Value Added) của hàng hoá 12
    1.1.2. Nâng cao giá trị gia tăng của hàng hoá 15
    1.1.3. Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê 17
    1.1.4. Các đối tượng tham gia và giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê 25
    1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU 27
    1.2.1. Đặc điểm của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu 27
    1.2.2. Một số chỉ số đánh giá khả năng xuất khẩu mặt hàng cà phê 29
    1.2.3. Các nhân tố tác động đến giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê 31
    1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 39
    1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước 39
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 55

    Chương 2: THỰC TRẠNG THAM GIA VÀ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU 59
    2.1. THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU 59
    2.1.1. Tham gia vào khâu sản xuất 59
    2.1.2. Tham gia vào khâu thu gom và chế biến 66
    2.1.3. Tham gia vào khâu tiêu thụ 71
    2.1.4. Tham gia vào khâu xuất khẩu 76
    2.1.5. Đánh giá chung 90
    2.2. THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU 91
    2.2.1. Giá trị gia tăng trong các khâu của mặt hàng cà phê Việt Nam 92
    2.2.2. Thực trạng các chính sách nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê của Việt Nam 104
    2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam 112

    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU TỚI NĂM 2020 126
    3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ MẶT HÀNG CÀ PHÊ TOÀN CẦU 126
    3.1.1. Xu hướng kết hợp mạnh mẽ hơn giữa các tập đoàn kinh doanh cà phê nhân với các tập đoàn rang xay cà phê để xây dựng hệ thống sản xuất - phân phối trọn gói nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong khâu chế biến 126
    3.1.2. Xu hướng duy trì, phát triển chuỗi giá trị cà phê toàn cầu được điều phối bởi các tập đoàn thương mại thông qua hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng bàn lẻ phân bố rộng khắp toàn cầu nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong khâu phân phối và marketing 127
    3.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC MỚI ĐỐI VỚI MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU 129
    3.2.1. Những cơ hội 129
    3.2.2. Những thách thức 132
    3.3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU 134
    3.3.1. Quan điểm 134
    3.3.2. Phương hướng nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong thời gian tới 137
    3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU 145
    3.4.1. Một số giải pháp 145
    3.4.2. Một số kiến nghị 171
    KẾT LUẬN 178
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 181
    PHỤ LỤC 187


    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết nghiên cứu của Luận án

    Mỗi sản phẩm được tạo ra đều có giá trị bao gồm một xâu chuỗi mắt xích nhiều giá trị kết nối tạo nên. Trong điều kiện hội nhập, các mắt xích tạo nên giá trị cuối cùng của một sản phẩm có thể vượt ra ngoài biên giới một quốc gia - lãnh thổ. Quá trình này tạo nên chuỗi các khâu được chuyên môn hoá mang tính hai mặt, vừa độc lập, vừa phụ thuộc lẫn nhau trong sản xuất và tiêu dùng một sản phẩm hàng hoá, bao gồm: khâu nghiên cứu, triển khai, thiết kế; khâu sản xuất chế tạo, gia công, lắp ráp và khâu phân phối và marketing, hình thành lên chuỗi giá trị của sản phẩm. Chuỗi giá trị toàn cầu (CGTTC-GVC) của sản phẩm được định nghĩa là một dây chuyền (chuỗi) sản xuất - kinh doanh sản phẩm đó theo phương thức toàn cầu hoá, trong đó nhiều nước, mà chủ yếu là doanh nghiệp các nước, tham gia vào các công đoạn khác nhau, từ nghiên cứu, hình thành, triển khai ý tưởng; thiết kế; chế tạo; marketing; phân phối; hỗ trợ người tiêu dùng sản phẩm.
    Dưới giác độ công ty, chuỗi giá trị là cách tiếp cận hệ thống nhằm nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của lợi thế cạnh tranh của công ty. Chuỗi giá trị được phát triển bởi M.E. Porter trong cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh” của tác giả này vào năm 1980. Theo đó, chuỗi giá trị là hàng loạt các hoạt động tạo ra và hình thành lên giá trị của sản phẩm/dịch vụ. Các giá trị này được tích luỹ trong tổng giá trị sản phẩm/dịch vụ của một công ty nhất định. Hoạt động của một công ty được chia ra thành “các hoạt động cơ bản” và các “hoạt động hỗ trợ”. Các hoạt động này diễn ra trên thị trường và trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp, người mua và các đối thủ cạnh tranh. Các hoạt động cơ bản gồm: (i) Logistics đầu vào, (ii) sản xuất/chế tạo, (iii) logistics sau sản xuất, (iv) marketing, bán hàng và (v) dịch vụ khách hàng. Trong khi đó, các hoạt động hỗ trợ gồm: (i) Quản lý nguồn nhân lực, tài chính (ii) phát triển công nghệ bao gồm cả công nghệ sản xuất, công nghệ marketing, công nghệ sạch, quản lý quan hệ với khách hàng (CRM) và các công nghệ khác và (iii) mua sắm, cung ứng dịch vụ và vật tư phục vụ cho sản xuất.
    Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu có thể mô tả là chuỗi gồm hàng loạt các hoạt động tạo ra và hình thành lên giá trị của cà phê từ khâu trồng, chăm sóc thu hoạch cà phê nhân, chế biến thô, chế biến sâu và phân phối, tiêu thụ cà phê trên thị trường toàn cầu với sự tham gia của tất cả các bên liên quan từ người nông dân trồng cà phê tới các công ty chế biến, công ty thương mại và phân phối sản phẩm cà phê tới người tiêu dùng.
    Giá trị gia tăng của cà phê được hiểu là những giá trị mới/giá trị cận biên (margin) hay tăng thêm được tạo ra ở từng khâu/từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ cà phê.
    Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng của một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Trên 3/4 sản lượng cà phê của các nước sản xuất được dùng cho xuất khẩu. Sản xuất cà phê trên thế giới sử dụng khoảng trên 25 triệu người và có tới hơn 5 triệu trang trại trồng cà phê. Tại 17 nước xuất khẩu cà phê chủ yếu, thu nhập từ xuất khẩu cà phê đóng góp khoảng trên 25% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, có khoảng 25 - 100 loại giống cà phê nhưng hầu hết cà phê dùng trong thương mại là cà phê Arabica và Robusta. Cà phê Arabica được trồng ở độ cao 1.000m so với mặt biển sẽ tạo ra hạt cà phê chất lượng có đặc điểm mùi và vị tốt nhất và chiếm khoảng 80% lượng cà phê toàn cầu.
    Thương mại cà phê ngày nay đã được tự do hoá, hệ thống quản trị chuỗi giá trị mặt hàng cà phê lại chủ yếu là việc nâng cao thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp. Theo Kaplinsky (2006), chuỗi giá trị mặt hàng cà phê có thể được cải thiện thông qua phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các nhà sản xuất đã tập trung chủ yếu vào cải thiện năng suất, trong khi các nhà rang xay và các nhà bán lẻ đã nhấn mạnh tới việc đổi mới sản phẩm cung ứng trên thị trường.
    Thị trường cà phê thế giới có nhiều đặc điểm riêng biệt so với các mặt hàng nông sản khác do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan về phía cung và phía cầu. Các nguyên nhân này tạo nên nhiều khu vực thị trường. Trong khu vực thị trường ổn định và giá trị cao, các giao dịch chủ yếu được tiến hành giữa các tập đoàn cà phê đa quốc gia và người tiêu dùng ở các nước phát triển. Trong khu vực thị trường bất ổn định, giá trị thấp, các giao dịch chủ yếu được tiến hành giữa các nhà xuất khẩu cà phê ở các nước đang phát triển với các tập đoàn cà phê đa quốc gia. Chính vì những đặc điểm của thị trường cà phê thế giới đã tạo điều kiện cho các công ty đa quốc gia có lợi thế độc quyền trong thu mua, chế biến và tiêu thụ cà phê.
    Việt Nam nằm trong khu vực thị trường giá trị thấp và bất ổn định nên bất kỳ biến động xấu nào của thị trường cà phê thế giới sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới tất cả các tác nhân trong ngành cà phê.
    Cà phê không chỉ là mặt hàng có đóng góp nguồn ngoại tệ khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mà nó còn góp phần rất quan trọng trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống cho khu vực nông thôn, miền núi và vùng sâu, vùng xa của Việt Nam.
    Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu có quy mô kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 1,9 tỷ USD, năm 2010 đạt 1,85 tỷ USD. Cà phê của Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu hiện nay còn thấp.
    Các hoạt động chủ yếu tạo ra giá trị của cà phê Việt Nam là: Sản xuất (trồng trọt, thu hoạch) - Chế biến (chế biến ướt, chế biến khô) - Phân phối, tiêu thụ (xuất khẩu, thị trường nội địa). Giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu chủ yếu là ở khâu sản xuất cà phê nguyên liệu - là khâu có giá trị gia tăng thấp nhất. Vì vậy, mặc dù Việt Nam chiếm tới 20% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu nhưng chỉ chiếm khoảng trên 2% giá trị của ngành sản phẩm cà phê toàn cầu.
    Thực tế này đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu và tìm giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Việc nâng cao giá trị gia tăng không chỉ giúp cho cà phê Việt Nam cải thiện được tỷ trọng trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu mà còn đem lại lợi ích và hiệu quả tác động tích cực nhiều mặt cho nền kinh tế Việt Nam, giúp tăng thu ngoại tệ cho đất nước, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cà phê của Việt Nam, cải thiện thu nhập cho người trồng, chế biến và xuất khẩu cà phê, hình thành một ngành cà phê sản xuất lớn, bền vững của Việt Nam mà ít bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về bất ổn thị trường, giới hạn nguồn cung khi mà quỹ đất cho canh tác cà phê ngày càng hạn hẹp
    Mặt khác, thực tế này cũng cho thấy tiềm năng to lớn mà Việt Nam có thể khai thác để nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Bên cạnh việc tiếp tục phát huy lợi thế so sánh để nâng cao giá trị gia tăng ở khâu sản xuất cà phê nguyên liệu, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để tham gia sâu hơn trong các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao của sản phẩm này ở quy mô toàn cầu như tham gia vào khâu chế biến, vào mạng lưới phân phối cà phê thành phẩm toàn cầu, xây dựng thương hiệu sản phẩm cà phê Việt nam trên trường quốc tế .
    Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu” làm luận án tiến sĩ không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn giúp giải quyết những vấn đề cấp thiết thực tiễn đang đặt ra đối với phát triển hàng cà phê của Việt Nam.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Mục tiêu tổng quát của Luận án là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...