Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao độ an ninh thông tin trong mạng lan không dây chuẩn ieee 802.11i

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 4/5/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Nền tảng và mục đích
    Khi thiết kế các yêu cầu kỹ thuật cho mạng không dây, chuẩn 802.11 của
    IEEE đã có tính đến vấn đề bảo mật dữ liệu đường truyền qua phương thức mã hóa.
    Trong đó, phương thức WEP đã được đa số các nhà sản xuất thiết bị không dây hỗ
    trợ như là một phương thức mặc định bảo mật không dây. Tuy nhiên, những phát
    hiện gần đây về điểm yếu của chuẩn 802.11 WEP cho thấy WEP không phải là một
    cơ chế bảo mật toàn diện cho mạng WLAN.
    Giải pháp khác được Wi-Fi Alliance đưa ra gọi là Wi-Fi Protected Access
    (WPA). Một trong những cải tiến quan trọng nhất của WPA là sử dụng hàm thay
    đổi khoá TKIP (Temporal Key Integrity Protocol). WPA cũng sử dụng thuật toán
    RC4 như WEP, nhưng mã hoá đầy đủ 128 bit. Và một đặc điểm khác là WPA thay
    đổi khoá cho mỗi gói tin nên hacker không bao giờ thu thập đủ dữ liệu mẫu để tìm
    ra mật khẩu. Tuy nhiên, WPA cũng không hỗ trợ các thiết bị cầm tay và máy quét
    mã vạch. Điều này cũng có nghĩa rằng kĩ thuật TKIP của WPA chỉ là giải pháp tạm
    thời, chưa cung cấp một phương thức bảo mật cao nhất.
    Một giải pháp về lâu dài là sử dụng 802.11i tương đương với WPA2. WPA2 là
    thế hệ thứ hai của WPA, nó có thể tương thích ngược với các sản phẩm hỗ trợ
    WPA. Kiểu mã hoá bảo mật WPA2 sử dụng thuật toán mã hoá mạnh mẽ được gọi là
    Chuẩn mã hoá nâng cao AES (Advanced Encryption Standard). AES sử dụng thuật
    toán mã hoá đối xứng theo khối Rijndael, sử dụng khối mã hoá 128 bit, và 192 bit
    hoặc 256 bit. Sự chuyển đổi sang 802.11i và mã hoá AES được xem như là bảo mật
    tốt hơn nhiều so với WEP 128 bit hoặc 168 bit DES (Digital Encryption Standard).
    Mục đích của đề tài là tìm hiểu chung về an ninh chuẩn IEEE 802.11, Giải
    pháp sử dụng chuẩn mật mã AES bảo đảm tính mật và tính toàn vẹn khung tin trong
    WLAN.
    2. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn này được bố cục như sau:
    Chương 1: Trình bày tổng quan về mạng LAN không dây chuẩn 802.11i.
    Chương 2: Trình bày về an ninh mạng LAN không dây, các kiểu tấn công và
    an ninh đối với mạng LAN không dây.
    Chương 3: An ninh mạng LAN không dây chuẩn 802.11i, trình bày thuật
    toán mã hóa sử dụng trong chuẩn IEEE 802.11i và triển khai.
    Cuối cùng là tài liệu tham khảo.

    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục i
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt . iv
    Danh mục các hình (hình vẽ, ảnh chụp, đồ thị .) vi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Nền tảng và mục đích . 1
    2. Cấu trúc của luận văn 2
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG LAN KHÔNG DÂY CHUẨN
    IEEE 802.11 .
    3
    1.1 Giới thiệu 3
    1.1.1 Ưu điểm của mạng máy tính không dây . 3
    1.1.2 Hoạt động của mạng máy tính không dây 4
    1.1.3 Các mô hình của mạng máy tính không dây cơ bản 5
    1.2 Kiến trúc mạng LAN chuẩn IEEE 802.11 . 6
    1.2.1 Tầng vật lý mạng LAN không dây . 6
    1.2.2 Tầng điều khiển truy nhập CSMA/CA . 9
    1.3 Các chuẩn của 802.11 . 10
    1.3.1 Nhóm lớp vật lý PHY 11
    1.3.2 Nhóm lớp liên kết dữ liệu MAC . 12
    1.4. Các kiến trúc cơ bản của chuẩn 802.11 13
    1.4.1 Trạm thu phát - STA 13
    1.4.2 Điểm truy cập - AP 14
    1.4.3 Trạm phục vụ cơ bản - BSS . 14
    1.4.4 BSS độc lập - IBSS 15
    1.4.5 Hệ thống phân tán - DS 15
    1.4.6 Hệ thống phục vụ mở rộng - ESS . 15
    1.4.7 Mô hình thực tế 16
    CHƯƠNG 2: AN NINH MẠNG LAN KHÔNG DÂY 17
    2.1 Các kiểu tấn công đối với mạng không dây . 17
    2.1.1 Tấn công bị động - Passive attacks . 17
    2.1.2 Tấn công chủ động - Active attacks . 19
    2.1.2.1 Mạo danh, truy cập trái phép . 20
    2.1.2.2 Tấn công từ chối dịch vụ - DOS 21
    2.1.2.3 Tấn công cưỡng đoạt điều khiển và sửa đổi thông tin - Hijacking and
    Modification
    23
    2.1.2.4 Dò mật khẩu bằng từ điển - Dictionary Attack 25
    2.1.3 Tấn công kiểu chèn ép - Jamming attacks 26
    2.1.4 Tấn công theo kiểu thu hút - Man in the middle attacks . 26
    2.2 An ninh mạng máy tính không dây 27
    2.2.1 Giải pháp an ninh WEP 28
    2.2.2.1 Phương thức chứng thực . 28
    2.2.2.2 Phương thức mã hóa . 29
    2.2.2.3 Các ưu, nhược điểm của WEP 32
    2.2.2 Giải pháp an ninh WPA, WPA2 . 34
    2.2.1.1 WPA - Wi-fi Protected Access 34
    2.2.2.2 WPA2 - Wi-fi Protected Access 2 . 35
    CHƯƠNG 3: AN NINH MẠNG LAN KHÔNG DÂY CHUẨN 802.11i 36
    3.1 Tổng quan về chuẩn IEEE 802.11i 36
    3.1.1 TKIP . 36
    3.1.1.1 Khác biệt giữa TKIP và WEP . 36
    3.1.1.2 Véc tơ khởi tạo . 39
    3.1.1.3 Quá trình trộn khóa . 39
    3.1.1.4 Mã kiểm tra toàn vẹn Michael 40
    3.1.2 CCMP . 41
    3.1.2.1 Chế độ đếm kết hợp CBC-MAC . 41
    3.1.2.2 Quá tình hoạt động của CCMP . 43
    3.1.3 802.1x . 37
    3.1.3.1 Nguyên lý RADIUS Server . 45
    3.1.3.2 Giao thức chứng thực mở rộng EAP . 47
    3.2 Thuật toán mã hoá sử dụng trong chuẩn IEEE 802.11i 57
    3.2.1 Giới thiệu 57
    3.2.2 Mô tả thuật toán . 57
    3.2.3 Tối ưu hóa 61
    3.2.4 Khả năng an toàn . 61
    3.2.5 Kết luận 61
    3.3 Triển khai an ninh mạng LAN không dây trên nền chuẩn 802.11i . 63
    3.3.1 Mô tả bài toán 63
    3.3.2 Thiết kế sơ đồ mạng 63
    3.3.3. Cấu hình bảo mật 63
    3.3.4 Thử nghiệm an ninh. . 66
    KẾT LUẬN . 67
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 68
     
Đang tải...