Luận Văn Giải pháp nâng cao công tác quản lý huy động vốn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển N

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
    HUY ĐỘNG VỐN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
    1.1 Ngân hàng thương mại 1
    1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 1
    1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 2
    1.1.2.1 NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế 2
    1.1.2.2 Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường 3
    1.1.2.3 Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế 3
    1.1.2.4 NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế 4
    1.1.3 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 4
    1.1.3.1 Vốn tự có và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 4
    1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn của NHTM. 6
    1.1.3.3 Nghiệp vụ khác 8
    1.2 Vốn và công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM 8
    1.2.1 Khái niệm về vốn và vốn huy động. 8
    1.2.2 Vai trò của vốn huy động 9
    1.2.3 Các hình thức huy động vốn 10
    1.2.3.1 Vốn huy động thông qua qua nguồn tiền gửi và phát hành các công cụ nợ. 10
    1.2.3.2 Vốn huy động dựa trên các nguồn đi vay 12
    1.2.3.3 Tạo vốn từ các nguồn khác 13
    1.3. Quản lý huy động vốn trong ngân hàng thương mại 14
    1.3.1 Khái niệm quản lý huy động vốn 14
    1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá quản lý công tác huy động vốn 16
    1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý huy động vốn trong ngân hàng thương mại 18
    1.4.1 Các nhân tố khách quan 18
    1.4.2 Các nhân tố chủ quan 20

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
    CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
    BÁCH KHOA 23
    2.1 Khái quát chung về Chi Nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa 23
    2.1.1 Một số nét về ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam 23
    2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Chi Nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa 24
    2.1.3 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa 31
    2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa 33
    2.1.4.1 Mô hình cơ cấu tổ chức 33
    2.1.4.2 Nhiệm vụ cơ bản của các phòng trực thuộc chi nhánh Bách Khoa 33
    2.1.4.3 Tình hình hoạt động trong giai đoạn 2007-2009 36
    2.2 Thực trạng công tác quản lý huy động vốn tại Chi Nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa 41
    2.2.1 Nguồn vốn nội tệ 43
    2.2.2 Nguồn vốn ngoại tệ 47
    2.3 Đánh giá thực trạng quản lý huy động vốn tại Chi nhánh 48
    2.3.1 Những kết quả đạt được 48
    2.3.2 Những mặt còn tồn tại 49
    2.3.3 Nguyên nhân dẫn tới các tồn tại trên 50
    CHƯƠNG III : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
    HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA 53
    3.1 Định hướng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới 53
    3.2 Đề nghị nhằm tăng cường công tác quản lý huy động vốn tại Chi nhánh trong thời gian tới 54
    3.3 Giải pháp 55
    3.4 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao công tác quản lý huy động vốn tại Chi nhánh Bách Khoa 61
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    LỜI MỞ ĐẦU

    Đại Hội Đảng VI đánh dấu một bước chuyển mình to lớn của đất nước, chuyển nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa của nền kinh tế, đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng và có ý nghĩa.
    Đường lối phát triển của nước ta là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện được những mục tiêu đó vốn là một nhân tố vô cùng quan trọng, được đặt lên hàng đầu, do đó vai trò của hệ thống ngân hàng ngày càng chiếm vị trí then chốt. Hoạt động của ngành ngân hàng gắn liền với cơ chế quản lý kinh tế, đòi hỏi hoạt động ngân hàng phải là đòn bẩy kinh tế, là công cụ kiềm chế và đẩy lùi lạm phát nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng cần hoạt động có hiệu quả, đóng vai trò nòng cốt trên thị trường tiền tệ.
    Vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng là công tác huy động vốn và sử dụng vốn. Mục tiêu đặt ra là làm sao cho công tác huy động vốn và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất. Vấn đề huy động vốn không chỉ được quan tâm “từ đâu?” mà phải được tính đến “như thế nào?”, “bằng cách gì” để có hiệu quả cao nhất, đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng nhưng lại đòi hỏi chi phí thấp nhất. Tựu chung lại có hai loại nguồn vốn có thể thu hút : vốn trong nước và vốn nước ngoài . Trong đó vốn trong nước giữ vai trò chủ yếu , vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng. Vốn trong nước rất nhiều nhưng lại có một vấn đề đặt ra: bằng cách nào để khơi thông, thu hút được? Hiện nay trong nền kinh tế cạnh tranh, có rất nhiều chủ thể, thông qua các con đường khác nhau có khả năng cung cấp dẫn vốn đáp ứng nhu cầu về vốn. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận được là huy động vốn qua các trung gian tài chính - Ngân hàng thương mại - là kênh quan trọng nhất, có hiệu quả nhất vì trong nền kinh tế, NHTM được coi là trung gian tài chính lớn nhất, quan trọng nhất. Nền kinh tế của một nước chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có chính sách tài chính, tiền tệ đúng đắn và hệ thống ngân hàng hoạt động đủ mạnh, hiệu quả cao, có khả năng thu hút, tập trung các nguồn vốn và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn vào các ngành sản xuất
    Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động của ngân hàng. Với những kiến thức đã học và sau một thời gian thực tập, nghiên cứu tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bách Khoa, với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về công tác huy động vốn cũng như vai trò của quản lý trong công tác huy động vốn, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao công tác quản lý huy động vốn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bách Khoa”. Làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
    Chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về huy động vốn và công tác quản lý huy động vốn trong ngân hàng thương mại.
    Chương II: Thực trạng công tác quản lý huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bách Khoa.
    Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bách Khoa.
    Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô, cùng toàn thể các anh chị tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa, đặc biệt là các anh chị trong phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh, cùng sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Hiển đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...