Tiểu Luận Giải pháp nâng cao chất nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những yêu cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực

    1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực của Đảng taQuan điểm chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực là:
    + Lấy phát triển bền vững con người làm trung tâm;
    + Mỗi con người là một cá nhân độc lập làm chủ quá trình lao động của mình;
    + Lấy lợi ích của người lao động làm nguyên tắc cơ bản của quản lý lao động, nhằm tăng năng suất lao động;
    + Bảo đảm môi trường dân chủ thuận lợi cho tiến hành giao lưu đồng thuận; tạo cơ hội thăng tiến cho tất cả mọi người;
    + Có chính sách giải phóng và phát huy tiềm năng của người lao động, bảo đảm hiệu quả công việc;
    + Phát triển nguồn nhân lực bám sát thị trường lao động. Đây là một vấn đề rất phức tạp, trong đó mấu chốt là phải xây dựng được các chính sách quản lý phát triển giáo dục và đào tạo đúng đắn;
    + Có hệ thống chính sách sử dụng phù hợp nguồn nhân lực bao gồm tuyển dụng, chính sách lao động, phân công lao động, phân bố nguồn nhân lực, chính sách cán bộ, tiền lương, khen thưởng, v.v .
    Vấn đề tạo ra động lực để kích thích mọi người chăm học, chăm làm, động viên tính tích cực xã hội của người lao động làm cho họ năng động, thiện chí, cầu tiến, từ đó đi đến sáng tạo . là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong tổ chức quản lý vĩ mô, cũng như vi mô nguồn nhân lực, lực lượng lao động. Ở đây, cần chú ý cả lợi ích vật chất, cả nhu cầu tinh thần của con người.
    Ngày nay, vấn đề "Phát triển tài nguyên con người" (Human Resources Development) được thế giới xác định là vấn đề quan trọng nhất trong sự phát triển. Nó vừa có tính chất "mục đích" vừa có tính chất "phương tiện". Phát triển để phục vụ cho chính con người và nguồn nhân lực cũng là yếu tố sản xuất có tính chất quyết định nhất để phát triển kinh tế xã hội nói chung. Lý thuyết kinh tế phát triển cho thấy, để xã hội phát triển đạt kết quả cao, cần phải dựa vào 04 yếu tố cơ bản cần thiết cho tăng trưởng và phát triển kinh tế: Tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và nguồn nhân lực. Đặc biệt, đối với nước ta, một nước có xuất phát điểm thấp, tài nguyên thiên nhiên mặc dù đa dạng, nhưng trữ lượng ít; nguồn vốn hạn hẹp; kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao là một lợi thế so sánh tương đối của đất nước hiện nay. Chính vì thế, yếu tố NNL trong công cuộc xây dựng đất nước cần được xem là yếu tố phát triển quan trọng nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...