Tiểu Luận Giải pháp nâng cao chất lượng Văn phòng ảo tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN PHÒNG ẢO

    1.1. Khái niệm văn phòng.
    Văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, đơn vị; là nơi thu thập, xử lý thông tin hỗ trợ cho hoạt động quản lý; là nơi chăm lo mọi lĩnh vực dịch vụ hậu cần đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức.

    1.2.
    Khái niệm văn phòng ảo.
    Văn phòng ảo là gì? Văn phòng ảo là một sự kết hợp của truyền thông trực tiếp từ xa và các dịch vụ hỗ trợ cho phép người dùng giảm chi phí văn phòng truyền thống trong khi vận hành kinh doanh một cách chuyên nghiệp. Nói một cách đơn giản, văn phòng ảo là một địa chỉ văn phòng cho thuê. Nơi này là địa chỉ kinh doanh của công ty bạn. Văn phòng này có nhân viên lễ tân trả lời điện thoại cho bạn. Có phòng họp, phòng tiếp khách và các trang thiết bị văn phòng để bạn sử dụng khi cần. Tuy nhiên, điều khác biệt là bạn và tất cả các nhân viên không nhất thiết phải luôn ở tại văn phòng mà có thể làm việc ở một nơi khác. Điều đó giúp bạn giảm đáng kể các chi phí chung như thuê văn phòng, thiết bị văn phòng và các chi phí tiện ích

    Văn phòng ảo là văn phòng dùng để cho các chủ công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay là một cá nhân thuê để mở công ty hoặc làm nơi giao dịch nhưng người thuê không phải là chủ sở hữu mà trong đó công ty kinh doanh văn phòng ảo sẽ trao cho người thuê quyền sử dụng toàn bộ văn phòng để làm việc theo thời gian thỏa thuận.

    1.3.
    Những dịch vụ và lợi ích của văn phòng ảo.
    1.3.1. Dịch vụ.
    · Sử dụng số điện thoại riêng và tổng đài trả lời với tên công ty bạn.
    · Sử dụng địa chỉ kinh doanh.
    · Khu vực Tiếp tân.
    · Chuyển tiếp fax, email, tin nhắn hoặc gửi thông báo theo yêu cầu của bạn.
    · Sử dụng hệ thống phòng họp.
    · Văn phòng làm việc với trang thiết bị hiện đại được sử dụng phù hợp nhu cầu kinh doanh.
    · Sử dụng khu vực làm việc, khu vực tiếp khách và thư giãn.
    1.3.2. Lợi ích.
    · Giúp người thuê tiết kiệm được chi phí tối đa.
    · Không mất nhiều thời gian để thiết lập một văn phòng.

    1.4.
    Nguyên tắc hoạt động của văn phòng ảo.
    · “Share office” (văn phòng chia sẻ): Chủ dịch vụ không chỉ cho một người thuê sử dụng mà còn cho nhiều người thuê sử dụng tại cùng một địa điểm.
    · “Share cost” (chi phí chia sẻ): nhiều người thuê tại cùng một địa điểm nên chi phí được chia ra cho nhiều người với những gói cước tương ứng giúp người thuê tiết kiệm được tối đa chi phí.

    1.5.
    Đối tượng thuê văn phòng ảo.
    Có 3 đối tượng chính:
    · Những người mới lập nghiệp.
    · Các công ty mở văn phòng đại diện.
    · Các công ty mở văn phòng giao dịch loại vừa và nhỏ.

    1.6.
    Lý thuyết về ma trận SWOT.
    Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.
    SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ .

    · Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.

    · Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

    · Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang ., từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.

    · Threats: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

    Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) công ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...