Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Phường Gia Cẩm - Việt Trì

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    LỜI CẢM ƠN
    Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao chất
    lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia Cẩm - Việt Trì”
    tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể
    và cá nhân.
    Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc GS.TS Nguyễn Văn
    Công, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
    nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại
    học, các khoa, các phòng của trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh -
    Đại học Thái Nguyên đã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập và hoàn thành
    luận văn này.
    Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
    phường Gia Cẩm đã giúp đỡ mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
    quá trình học tập, xin cảm ơn các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu
    thập số liệu, cung cấp thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
    Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành
    chương trình học tập và thực hiện luận văn này
    Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
    Tác giả luận văn


    Nguyễn Thị Thu iii

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu . 3
    5. Kết cấu của đề tài 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
    TÍN DỤNG TẠI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 5
    1.1. Hoạt động tín dụng tại các quỹ tín dụng nhân dân 5
    1.1.1. Đặc điểm hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân 5
    1.1.2. Nội dung hoạt động tín dụng tại các quỹ tín dụng nhân dân . 11
    1.2. Chất lượng của tín dụng trong các quỹ tín dụng nhân dân 17
    1.2.1. Quan điểm về chất lượng tín dụng . 17
    1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng . 43
    1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng . 19
    1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng trong các quỹ tín dụng tại một
    số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam . 24
    1.3.1. Kinh nghiệm tại các nước và một số địa phương ở Việt Nam . 24
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam . 34
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 41
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
    2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu . 41 iv

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu 42
    2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 43
    Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ
    TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ PHƯỜNG GIA CẨM - VIỆT TRÌ . 47
    3.1. Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân phường Gia Cẩm -Việt Trì 47
    3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 47
    3.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý . 49
    3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh . 51
    3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh . 52
    3.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân phường
    Gia Cẩm -Việt Trì . 55
    3.2.1. Chất lượng huy động vốn . 55
    3.2.2. Chất lượng hoạt động cho vay . 61
    3.2.3. Năng lực tài chính 65
    3.2.4. Mức độ an toàn . 69
    3.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân phường Gia
    Cẩm -Việt Trì 70
    3.3.1. Thành tựu đạt được 70
    3.3.2. Những tồn tại và hạn chế 72
    3.3.3. Nguyên nhân 73
    Chương 4: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN
    DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ PHƯỜNG GIA CẨM - VIỆT TRÌ 77
    4.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân
    phường Gia Cẩm - Việt Trì . 77
    4.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân
    dân phường Gia Cẩm - Việt Trì 78
    4.2.1. Cân đối nguồn vốn huy động và cho vay . 78
    4.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng Quỹ tín dụng . 79
    4.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư 80 v

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4.2.4. Xây dựng chiến lược Marketing 81
    4.2.5. Xây dựng, củng cố mối quan hệ với chính quyền địa phương
    các cấp 81
    4.2.6. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt 82
    4.2.7. Tăng cường quản lý nợ, giải quyết tốt các khoản nợ quá hạn,
    nợ xấu . 82
    4.2.8. Chú trọng công tác dự báo và phòng ngừa các rủi ro trong tín
    dụng trung và dài hạn . 84
    4.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ . 84
    4.2.10. Nâng cao chất lượng thông tin . 85
    4.2.11. Một số giải pháp hỗ trợ khác 86
    4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại
    Quỹ tín dụng nhân dân phường Gia Cẩm - Việt Trì . 87
    4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ 87
    4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam 87
    4.3.3. Kiến nghị đối với UBND thành phố Việt Trì 88
    4.3.4. Kiến nghị đối với Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã Phú Thọ 88
    KẾT LUẬN 91
    PHỤ LỤC . 96
    vi

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

    CHLB : Cộng hòa liên bang
    HTX : Hợp tác xã
    HTXTD : Hợp tác xã tín dụng
    NHHTX : Ngân hàng Hợp tác xã
    NHNN : Ngân hàng nhà nước
    NHTM : Ngân hàng thương mại
    QTD : Quỹ tín dụng
    QTDCS : Quỹ tín dụng cơ sở
    QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân
    QTDTW : Quỹ tín dụng trung ương
    TCTD : Tổ chức tín dụng
    TMCP : Thương mại cổ phần

    vii

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

    Bảng:
    Bảng 3.1: Số lượng thành viên giai đoạn 2012 – 2014 . 52
    Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của QTDND cơ sở Phường Gia Cẩm . 53
    Bảng 3.3: Nộp Ngân sách nhà nước của QTDND cơ sở Phường Gia Cẩm . 54
    Bảng 3.4: Tổng chi phí cho nhân viên của QTDND cơ sở Phường Gia Cẩm 55
    Bảng 3.5: Cơ cấu huy động vốn theo thời gian . 56
    Bảng 3.6: Cơ cấu huy động vốn theo mục đích 58
    Bảng 3.7: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động 59
    Bảng 3.8: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch huy động vốn 60
    Bảng 3.9: Tỷ trọng các loại vốn huy động so với nhu cầu sử dụng vốn . 60
    Bảng 3.10: Dư nợ tín dụng theo thời gian qua 3 năm 2012-2014 61
    Bảng 3.11: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng theo thời gian qua các năm 62
    Bảng 3.12: Dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế . 63
    Bảng 3.13: Kết cấu thu nhập của QTDND cơ sở Phường Gia Cẩm . 64
    Bảng 3.14: Dư nợ trên vốn huy động qua 3 năm 2012 - 2014 65
    Bảng 3.15: Dư nợ trên tổng tài sản qua 3 năm 2012 - 2014 . 66
    Bảng 3.16: Hệ số an toàn vốn (CAR) qua 3 năm 2012 - 2014 67
    Bảng 3.17: Dư nợ các nhóm qua 3 năm 2012 - 2014 . 69
    Bảng 3.18: Dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn qua 3 năm 2012 - 2014 70

    Sơ đồ:
    3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý . 49


    1

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, với tiến trình toàn cầu hóa
    và hội nhập kinh tế quốc tế thì vai trò của các tổ chức tín dụng ngày càng quan
    trọng trong việc huy động và sử dụng vốn phục vụ cho sự nghiệp phát triển công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung và phục vụ cho nhu cầu vốn nói riêng.
    Việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) là một trong những
    chủ trương chính sách đổi mới quan trọng về tín dụng góp phần giúp nền kinh
    tế Việt Nam ngày càng phát triển. Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân bao gồm
    Quỹ tín dụng nhân cơ sở và Quỹ tín dụng trung ương. Quỹ tín dụng nhân dân
    là một loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự
    nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động do các thành viên tự
    nguyện lập ra, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên
    nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực
    hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời
    sống. Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập và hoạt động theo luật của các tổ
    chức tín dụng, luật hợp tác xã và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
    Để góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống của
    người dân, đồng thời thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
    nghiệp nông thôn do Đảng và nhà nước đề ra, cần phải có sự tài trợ về vốn, hỗ
    trợ về kỹ thuật, đổi mới công nghiệp, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản
    phẩm. Vì vậy các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hộ gia đình phải có thêm
    một số vốn để bổ sung cho nhu cầu đang thiếu hụt. Để đáp ứng nhu cầu đó
    Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ ra đời.
    Hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia Cẩm chủ
    yếu là tín dụng ngắn hạn và trung hạn, hoạt động tín dụng dài hạn hầu như
    chưa triển khai và thực hiện. 2

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh và hội
    nhập tạo nên thời cơ và thách thức không nhỏ đối với hoạt động tín dụng các
    Quỹ tín dụng nói chung và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia Cẩm nói
    riêng. Các nhà quản trị cần quan tâm là làm sao cho chất lượng tín dụng ngày
    càng được nâng cao và hạn chế đến mức thấp nhất về tình trạng rủi ro, đồng
    thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra được chiến lược
    phù hợp.
    Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình kinh doanh sẽ giúp
    cho các Quỹ tín dụng thấy rõ được thực trạng tín dụng, xác định đầy đủ, đúng
    đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng tín
    dụng. Từ đó có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng tại
    Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Đó chính là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài:
    “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ
    sở phường Gia Cẩm - Việt Trì” làm luận văn thạc sĩ.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của đề tài là tìm ra giải pháp phù hợp để
    nâng cao chất lượng tín dụng; từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của Quỹ
    tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia Cẩm - Việt Trì.
    Từ mục tiêu cơ bản đó, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể được xác định là:
    - Làm rõ bản chất và vai trò của việc nâng cao chất lượng tín dụng tại
    các quỹ tín dụng;
    - Phân tích và đánh giá tình hình thực trạng chất lượng tín dụng nhằm
    khẳng định những thành công và hạn chế về đề tài nghiên cứu tại Quỹ tín
    dụng nhân dân cơ sở phường Gia Cẩm - Việt Trì;
    - Chỉ rõ thành công cũng như tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến
    chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia Cẩm - Việt
    Trì. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp thích ứng nhằm nâng cao chất lượng tín
    dụng tại Quỹ. 3

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu chất lượng tín dụng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
    phường Gia Cẩm - Việt Trì. Với đối tượng này, đề tài đi sâu nghiên cứu các
    vấn đề lý luận cơ bản và tiến hành khảo sát thực trạng chất lượng tín dụng
    cùng với việc đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng
    nhân dân cơ sở phường Gia Cẩm - Việt Trì.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng. Cụ thể:
    + Về nội dung: Nghiên cứu chất lượng tín dụng cùng giải pháp nâng
    cao chất lượng tín dụng trong các quỹ tín dụng nhân dân.
    + Về không gian: Giới hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường
    Gia Cẩm - Việt Trì.
    + Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2012 đến 2014.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận cũng
    như thực tiễn. Về mặt lý luận, đề tài sẽ hệ thống hóa một cách đầy đủ các vấn
    đề liên quan đến chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
    Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản
    trị, quản lý của Quỹ tín dụng nhất là Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia
    Cẩm các thông tin một cách sát thực về chất lượng tín dụng. Đồng thời đưa ra
    một số giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của QTDND cơ sở phường
    Gia Cẩm.
    Kết quả thực hiện của đề tài không chỉ cung cấp cho Quỹ tín dụng nhân
    dân cơ sở phường Gia Cẩm những thông tin quan trọng về lý thuyết, kỹ năng
    quản trị mà còn là tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu
    khoa học .liên quan đến chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân nói
    chung và cơ sở phường Gia Cẩm nói riêng. 4

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần tóm tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, kết luận và
    danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng tại các
    quỹ tín dụng nhân dân.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân
    cơ sở phường Gia Cẩm - Việt Trì.
    Chương 4: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ
    sở phường Gia Cẩm - Việt Trì.
     
Đang tải...