Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    LỜI NÓI ĐẦU. 4
    1.Lý do chọn đề tài 4
    2.Mục tiêu nghiên cứu : 5
    3. Phương pháp nghiên cứu. 5
    4.Phạm vi nghiên cứu. 6
    5.Kết cấu đề tài : 6
    Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tân Bình. 7
    1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) 7
    1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Tân Bình 14
    Chương 2: Thực trạng về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Tân Bình. 30
    2.1. Các quy định về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình. 30
    2.2. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình. 30
    2.3. Các hình thức tín dụng cơ bản đang áp dụng tại Vietcombank Tân Bình. 44
    2.4. Thực trạng tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình trong giai đoạn từ năm 2006-2008. 52
    2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình. 64
    Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình – chi nhánh Tân Bình. 71
    3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình. 71
    3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của VCB Tân Bình. 73
    3.3. . Những giải pháp liên quan đến chính sách vĩ mô 88
    3.4 Giải pháp khác. 91
    Kết luận. 92

    LỜI NÓI ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tàiSau 23 năm cùng với sự đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về nhiều mặt, kể cả số lượng, qui mô, nội dung và chất lượng; đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp vá cá nhân nói riêng; thực sự là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế. Đặc biệt trong những năm qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Ngành ngân hàng đã xứng đáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả.
    Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra giá trị của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM ở nước ta, nó mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, song rủi ro của nó cũng là lớn nhất. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ hủy hoại giá trị của ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản. Do đó, đứng trước những thời cơ và thách thức của các tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam với các NHTM nước ngoài, mà trước mắt là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, đã trở nên cấp thiết đối với hệ thống NHTM Việt Nam.
    Ngày 11 tháng 02 năm 2007, Standard & Poor's Ratings Services đã công bố xếp hạng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ở mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt Nam.
    Tại diễn đàn Gia nhập WTO của Việt Nam tại Hà Nội ngày 03-04/06/2003, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phùng Khắc Kế đã phát biểu “ Có thể nói NHNN và các NHTM Việt Nam đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển, song những thách thức và yếu kém trên có thể làm cho hệ thống NHTM Việt Nam phải chịu phần thua thiệt nhiều hơn phần lợi được hưởng từ quá trình hội nhập quốc tế và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với thế giới, nếu không có những cải cách bên trong thích hợp và đồng bộ với mở cửa thương mại, dịch vụ .”
    Trước tình hình cấp thiết đó, cộng với những kiến thức có được trong quá trình nghiên cứu thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình, tôi quyết định chọn tên đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình” để từ đó có nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của chất lượng tín dụng đối với sự an toàn và vững mạnh của NHTM nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình nói riêng.
    2.Mục tiêu nghiên cứu :Hoạt động tín dụng tạo ra giá trị cho ngân hàng thông qua việc quản lý tín dụng và quản lý danh mục cho vay thận trọng và xác đáng. Chất lượng tín dụng có quan hệ mật thiết đến rủi ro trong hoạt động tín dụng, nó ảnh hưởng quyết định đến tài sản có của ngân hàng. Chất lượng tín dụng kém là nguyên nhân quan trọng dẫn đến phá sản của ngân hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng cũng là góp phần quan trọng làm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng.
    Câu hỏi đặt ra là chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là gì? Do đó mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của tín dụng ngân hàng và tìm các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro.
    3. Phương pháp nghiên cứuThu thập số liệu, tài liệu về tình hình cho vay trong những năm gần đây tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Bình; qua đó sử dụng phương pháp so sánh để có nhận xét, đánh giá về thực trạng chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Bình thông qua các chỉ số như: dư nợ, nợ quá hạn, nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng tài sản có, nợ quá hạn trên tổng tài sản có,
    Từ thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình, tham khảo thêm tài liệu, sách, báo có liên quan đến chất lượng tín dụng để có những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng.
    4.Phạm vi nghiên cứuKhái niệm chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung, trong đó nội dung quan trọng thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Do vậy, trong một số trường hợp khi nói đến chất lượng tín dụng theo nghĩa hẹp; người ta có thể chỉ nêu lên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ; nếu tỷ lệ càng cao, có nghĩa chất lượng tín dụng thay đổi theo chiều hướng không tốt và ngược lại.
    Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tín dụng, nhưng vì thời gian nghien cứu hạn hẹp nhưng hơn cả là trình độ, kiến thức còn ít nhiều bị hạn chế, nên ở phạm vi đề tài này em chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng theo nghĩa hẹp. Do đó em sẽ nghiên cứu các vấn đề sau:


    Chính sách tín dụng áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình.
    Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình.
    Thực trạng về tín dụng, nợ quá hạn trong những năm gần đây tại Ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Tân Bình ( 2005- 2008)
    5.Kết cấu đề tài :Chương 1 : Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tân Bình.
    Chương 2 : Thực trạng về hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình.
    Chương 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Tân Bình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...