Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng ACB chi nhánh Tiền Giang

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng ACB chi nhánh Tiền Giang

    MỤC LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1.Lời mở đầu 1

    2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1

    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

    4.Phương pháp nghiên cứu 2

    5.Cấu trúc đề tài 2

    PHẦN NỘI DUNG

    CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

    1.1. TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ

    1.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng 3

    1.1.2.Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế 3

    1.1.2.1.Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế

    1.1.2.2.Tín dụng ngân hàng là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình tập trung và điều tiết vốn trong nền kinh tế 3

    1.1.2.3 Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy,

    củng cố chế độ hoạch toán kinh tế 4

    1.1.2.4 Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá,

    luân chuyển tiền tệ, điều tiết kinh tế tiền

    trong lưu thông và kiểm soát lạm phát 4

    1.1.2.5 Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để

    phát triển kinh tế với các nước 4

    1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 5

    1.2.1 Các nhân tố từ phía ngân hàng 5

    1.2.1.1 Cơ sở tín dụng của ngân hàng 5

    1.2.1.2 Quy trình tín dụng 5

    1.2.1.3 Công tác tổ chức ngân hàng 6

    1.2.1.4 Phẩm chất và trình độ cán bộ 6

    1.2.1.5 Kiểm soát nội bộ 7

    1.2.1.6 Tình hình huy động vốn 7

    1.2.2 Các nhân tố từ phía khách hàng 7

    1.2.2.1 Năng lực của khách hàng 7

    1.2.2.2 Sự trung thực của hàng 7

    1.2.2.3 Rủi ro trong việc kinh doanh của khách hàng 7

    1.2.2.4 Tài sản đảm bảo 8

    1.2.2.5 Sự không theo kịp với quá trình đổi mới 8

    1.2.3 Các nhân tố khác 8

    1.2.3.1 Nhân tố kinh tế

    1.2.3.2 Những vấn đề thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước 9

    1.2.3.3 Môi trường xã hội 9

    1.2.3.4 Môi trường tự nhiên 9

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ACB CHI NHÁNH TIỀN GIANG 10

    2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ACB CHI NHÁNH TIỀN GIANG 10

    2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần ACB 10

    2.1.1.1 Bối cảnh thành lập 10

    2.1.1.2 Vốn điều lệ 10

    2.1.2 Vài nét về địa bàn hoạt động của ngân hàng ACB chi nhánh Tiền Giang 10

    2.2 CÁC KẾT QUẢ KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA

    NGÂN HÀNG ACB TIỀN GIANG 10

    2.2.1 Về huy động vốn 11

    2.2.2 Về sử dụng vốn 11

    2.2.3 Về công tác kế toán và thanh toán 15

    2.2.4 Về kết quả tài chính 16

    2.2.5 Về các mặt hoạt động khác 17

    2.3 CÁC BIỆN PHÁP MÀ NGÂN HÀNG ACB TIỀN GIANG ĐÃ ĐỀ RA NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG TÍN DỤNG 18

    2.4 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯƠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ACB CHI NHÁNH TIỀN GIANG 18

    2.4.1 Những kết quả đạt được 19

    2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 19

    2.4.2.1 Những hạn chế chất lượng tín dụng 19

    2.4.2.2 Nguyên nhân 20


    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ACB CHI NHÁNH TIỀN GIANG

    3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ACB CHI NHÁNH TIỀN GIANG 23

    3.2 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ACB

    3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ACB CHI NHÁNH TIỀN GIANG 24

    3.3.1 Chính sách tín dụng 24

    3.3.2 Về quy trình tín dụng 25

    3.3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định 26

    3.3.2.2 Nâng cao hoạt động kiểm tra kiểm soát của ngân hàng 27

    3.3.3 Chứng khoán hoá các khoản nợ 27

    3.3.4 Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên có

    định hướng phát triển nguồn nhân lực 27

    PHẦN KIẾN NGHỊ

    1. Kiến nghị đối với ngân hàng thương mại Việt Nam 28

    2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 29

    3. Kiến nghị đối với nhà nước 29


    Phụ lục bảng biểu


    Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng ACB chi nhánh Tiền Giang

    trang11

    Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng ACB chi nhánh Tiền Giang.

    trang14

    Bảng 3: Kết quả tài chính của Ngân hàng ACB chi nhánh Tiền Giang.

    trang16


    Tài liệu tham khảo

    - Giáo trình Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, NXB Thống Kê 2009, TS. Nguyễn Minh Kiều.

    - Nghiệp vụ Ngân Hàng, NXB Thống Kê 2008, TS. Nguyễn Minh Kiều.

    - Tạp chí kế toán

    - Nguyên lý kế toán – Đại học Kinh tế TP HCM,

    - Và các tài liệu liên quan.


    LỜI MỞ ĐẦU

    1.Lý do chọn đề tài

    Trong điều kiện hiện nay, khi khu vực hoá, toàn cầu hoá đang trở thành xu hướng phổ biến thì bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi, giữa các quốc gia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Để có thể vực dậy và phát triển một nền kinh tế với một cơ sở hạ tầng yếu kém về mọi mặt, để có thể thắng được trong cạnh tranh, chúng ta cần có rất nhiều vốn. Kênh dẫn vốn trong nước quan trọng nhất cho nền kinh tế là hệ thống ngân hàng. Để có thể thu hút được nhiều vốn thì một trong những điều cần phải làm là làm tốt công tác tạo đầu ra, tức là cấp tín dụng cho nền kinh tế.

    Tín dụng Ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế.Nghiệp vụ này không chỉ có ý nghĩa với nền kinh tế mà nó còn là nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng. Chính vì vậy, làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng là điều mà trước đây, bây giờ và sau này đều được các nhà quản lý Ngân hàng, các nhà chính sách và các nhà nghiên cứu quan tâm.

    Với Ngân hàng ACB chi nhánh Tiền Giang, hoạt động tín dụng trong những năm gần đây là khá tốt, dư nợ qua các năm tăng cao, tỷ lệ nợ quá hạn giảm.

    Tuy nhiên, kết quả hoạt động tín dụng vẫn chưa cao như mong muốn. Trước xu thế hội nhập và cạnh tranh Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhóm em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng ACB chi nhánh Tiền Giang” nhằm mục đích đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn, góp phần giải quyết những vấn đề còn hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Ngân hàng ACB chi nhánh Tiền Giang.

    Theo luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam, hoạt động tín dụng bao gồm nhiều hoạt động như chiết khấu, bảo lãnh, cho vay, cho thuê . Song trong bản đề án này nhóm chỉ đề cập tới chất lượng tín dụng ở góc độ cho vay.

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

    Tìm hiểu các cơ sở khoa học liên quan đến hoạt động tín dụng.

    Nghiên cứu kinh nghiệm trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng.

    Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tiền Giang phân tích chất lượng tín dụng và các nguyên nhân tác động xấu đến chất lượng tín dụng thời gian qua.

    Đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn Tiền Giang.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    Đề tài nghiên cứu về chất lượng công tác tín dụng của ngân hàng ACB đang hoạt động trên địa bàn Tiền Giang.

    Đề tài dựa vào các số liệu thống kê báo cáo về tình hình hoạt động, thực trạng của công tác tín dụng của ngân hàng ACB trên địa bàn Tiền Giang, từ đó phân tích tìm ra các nguyên nhân tác động đến chất lượng tín dụng trong thời gian qua.

    4. Phương pháp nghiên cứu:

    Đề tài sử dụng nguồn số liệu từ báo cáo tổng kết hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tiền Giang thực hiện hàng năm. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng của một số ngân hàng thương mại làm dẫn chứng cụ thể.

    5. Cấu trúc đề tài:

    Ngoài phần mở đầu và kiến nghị đề tài gồm 3 chương:

    Chương I: Các vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.

    Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng ACB chi nhánh Tiền Giang.

    Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng ACB chi nhánh Tiền Giang.



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...