Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Vietcombank Nha Trang

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Vietcombank Nha Trang


    MỤC LỤC
    
    MỤC LỤC . i
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . vi
    DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ vii
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
    NGẮN HẠN . 4
    1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. . 4
    1.1.1. Khái niệm về NHTM. 4
    1.1.2. Chức năng của NHTM. . 5
    1.1.2.1. Chức năng tạo tiền 5
    1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán. . 5
    1.1.2.3. Hoạt động huy động tiền gửi. . 6
    1.1.2.4. Hoạt động tín dụng. 6
    1.1.2.5. Tài trợ hoạt động ngoại thương 6
    1.1.2.6. Hoạt động bảo lãnh . 7
    1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG 7
    1.2.1. Khái niệm tín dụng 7
    1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng . 9
    1.2.2.1. Căn cứ vào mục đích 9
    1.2.2.2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng. . 10
    1.2.2.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. 10
    1.2.2.4. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng. 11
    1.2.2.5. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng. 11
    1.3. TÍN DỤNG NGẮN HẠN. 12
    1.3.1. Khái niệm tín dụng ngắn hạn. 12
    1.3.2. Phân loại tín dụng ngắn hạn. 12
    ii
    1.3.2.1. Cho vay kinh doanh: . 12
    1.3.2.2. Cho vay tiêu dùng 14
    1.3.3. Vai trò của tín dụng ngắn hạn. . 14
    1.3.3.1. Đối với nền kinh tế . 14
    1.3.3.2. Đối với các doanh nghiệp. 15
    1.3.3.3. Đối với người dân: . 16
    1.3.3.4. Đối với ngân hàng. . 16
    1.3.4. Các quy định trong hoạt động tín dụng ngắn hạn. . 16
    1.3.4.1. Nguyên tắc tín dụng ngắn hạn 16
    1.3.4.2. Điều kiện vay vốn. . 17
    1.3.4.3. Thời hạn cho vay. . 17
    1.3.4.4. Lãi suất cho vay. 17
    1.3.4.5. Mức cho vay: . 18
    1.3.4.6. Giải ngân và thu nợ. . 20
    1.4. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ TIÊU THỨC ĐÁNH GIÁ CHẤT
    LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NHTM 20
    1.4.1.Khái niệm chất lượng tín dụng . 20
    1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHTM 22
    1.4.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng chất lượng tín dụng ngắn hạn 22
    1.4.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính. . 24
    1.4.3. Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. 24
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
    NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH NHA TRANG 26
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH
    NHA TRANG. 26
    2.1.1. Quá trình hình thành 26
    2.1.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi
    nhánh Nha Trang . 28
    iii
    2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng ngoại thương chi
    nhánh Nha Trang trong những năm qua. . 31
    2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. 31
    2.1.3.2. Hoạt động cho vay 35
    2.1.3.3. Công tác kinh doanh đối ngoại . 39
    2.1.3.4. Hoạt động kinh doanh thẻ . 41
    2.1.3.5. Kế Toán tài chính và KQHĐKD 42
    2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
    NGẮN HẠN TẠI VIETCOMBANK NHA TRANG . 43
    2.2.1. Môi trường vĩ mô 43
    2.2.1.2.Môi trường kinh tế 43
    2.2.1.2.Môi trường pháp luật . 44
    2.2.2. Môi trường vi mô 47
    2.2.2.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng 47
    2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
    VIETCOMBANK NHA TRANG 49
    2.3.1. Các nhóm sản phẩm cho vay ngắn hạn: . 49
    2.3.1.1. Đối với cá nhân 49
    2.3.1.2. Đối với Doanh Nghiệp . 50
    2.3.2. Quy trình cho vay ngắn hạn tại VCB Nha Trang: 52
    2.3.3. Thực trạng cho vay ngắn hạn tại Vietcombank chi nhánh Nha Trang 57
    2.3.3.1. Theo ngành kinh tế: 63
    2.3.3.2. Theo mục đích vay (cho vay theo sản phẩm): . 64
    2.4. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI VCB NHA TRANG . 67
    2.4.1. Tình hình nợ quá hạn của VCB Nha Trang: . 68
    2.4.2. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn của VCB Nha Trang . 69
    2.4.3.Thu nhập từ hoạt động tín dụng ngắn hạn . 78
    2.5. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI VCB NHA
    TRANG 79
    iv
    2.5.1. Những kết quả đạt được . 79
    2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân . 80
    2.5.2.1. Hạn chế . 80
    2.5.2.2. Nguyên nhân 81
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
    NGẮN HẠN TẠI VIETCOMBANK NHA TRANG . 86
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIETCOMBANK
    NHA TRANG TRONG NĂM 2010. . 86
    3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
    TẠI VCB NHA TRANG . 87
    3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 87
    3.2.1.1. Chuyên môn hóa phân công trách nhiệm cho cán bộ tín dụng. . 87
    3.2.1.2. Mở rộng nguồn cung cấp thông tin . 92
    3.2.1.3. Nâng cao chất lượng công tác xử lý thông tin. . 93
    3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra sử dụng vốn vay và xử lý nợ quá hạn . 93
    3.2.3. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ. 97
    3.2.4. Phát triển các sản phẩm tín dụng ngắn hạn mới phù hợp với nhu cầu
    của khách hàng, đặc biệt quan tâm đến các hình thức tín dụng ngắn hạn
    dành cho cá nhân . 97
    3.2.5. Xây dựng chiến lược khách hàng kết hợp công tác marketing và tăng
    cường chất lượng dịch vụ cho vay . 98
    3.2.6. Tăng cường hoạt động huy động vốn . 102
    3.2.7. Tăng cường hiện đại hóa nền tảng công nghệ ngân hàng . 105
    3.2.8. Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên tín dụng 106
    III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 107
    1. Về phía Ngân Hàng Vietcombank. 107
    1.1. Ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa . 107
    1.2. Có chính sách tuyển chọn, nâng cao trình độ đội ngux cán bộ và có
    chính sách khen thưởng rõ ràng . 107
    v
    1.3. Phát triển chiều sâu hợp tác quốc tế 108
    1.4. Đổi mới mạnh mẽ quản trị điều hành: 108
    2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước. . 108
    2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy. 108
    2.2. Kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các NHTM: . 109
    2.3. Nâng cao quy mô hoạt động và chất lượng hoạt động của Trung tâm
    thông tin tín dụng quốc gia (CIC). . 109
    KẾT LUẬN . 111
    vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    
    Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB Nha Trang . 32
    Bảng 2.2: Cơ cấu cho vay của VCB Nha Trang . 35
    Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng . 38
    Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh đối ngoại của VCB Nha Trang 39
    Bảng 2.5: Số lượng thẻ phát hành của VCB Nha Trang (tích lũy) 41
    Bảng 2.6: Doanh số sử dụng thẻ do VCB Nha Trang phát hành . 41
    Bảng 2.7: Báo cáo KQHĐKD của VCB Nha Trang trong 3 năm 2007, 2008,
    2009 42
    Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian của VCB Nha Trang . 57
    Bảng 2.9: Tỷ lệ cho vay trên huy động của VCB Nha Trang . 58
    Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn của VCB Nha Trang trong 3 năm 2007 -2009 59
    Bảng 2.11: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn của khách hàngcá nhân 62
    Bảng 2.12: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế. . 63
    Bảng 2.13: Cơ cấu tín dụng ngắn hạn trong hạn theo mục đích vay . 64
    Bảng 2.14: Tình hình nợ quá hạn của VCB Nha Trang trong 3 năm 2007 –2009 68
    Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ xấu của VCB Nha Trang trong 3 năm 2007 –2009 69
    Bảng 2.16: Cơ cấu Nợ Quá Hạn của VCB Nha Trang trong 3 năm 69
    Bảng 2.17: Nguyên nhân phát sinh Nợ Quá Hạn ngắn hạn theo phân loại nợ . 70
    Bảng 2.18: Nguyên nhân phát sinh Nợ Quá Hạn Ngắn Hạn theo khách hàng . 72
    Bảng 2.19: Nguyên nhân phát sinh Nợ Quá Hạn Ngắn Hạn theo ngành kinh tế . 74
    Bảng 2.20: Nguyên nhân phát sinh Nợ Quá Hạn Ngắn Hạn theo mục đích vay . 76
    Bảng 2.21: Thu nhập từ hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VCB Nha Trang . 78
    vii
    DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
    
    Đồ thị 2.1: Cơ cấu huy động theo thành phần kinh tế của VCB NhaTrang 33
    Đồ thị 2.2: Cơ cấu cho vay phân theo kỳ hạn vay của VCB Nha Trang . 36
    Đồ thị 2.3: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho vay của VCB Nha Trang 38
    Đồ thị 2.5: Tốc độ tăng dư nợ theo đối tượng trong 3 năm 2007 –2009 59
    Đồ thị 2.6: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn của VCB Nha Trang trong 3 năm 2007 -2009 60
    Đồ thị 2.7: Cơ cấu tín dụng ngắn hạn trong hạn theo mục đích vay . 65
    Đồ thị 2.8: Tỷ lệdư nợ ngắn hạn theo mục đích vay của VCB Nha Trang . 66
    Đồ thị 2.9: Tình hình nợ quá hạn VCB Nha Trang trong 3 năm . 69
    Đồ thị 2.10: Cơ cấu Nợ Quá Hạn Ngắn Hạn theo khách hàng 72
    Đồ thị 2.11: Cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế của VCB Nha
    Trang . 74
    Đồ thị 2.12: Cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn của VCB Nha Trang theo mục đích
    vay 76
    Đồ thị 3.1:Quy trình tín dụng được phân công . 90
    Mô hình 3.1: Chuyên môn hóa về đối tượng khách hàng . 88
    Mô hình 3.2: Chuyên môn hóa quy trình tín dụng 89
    Mô hình 3.3: Chuyên mônhóa theo lĩnh vực . 91
    Mô hình 3.4: Chiến lược xây dựng quan hệ với khách hàng 99
    viii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    
    DNNN Doanh nghiệp nhà nước
    DNTN Doanh nghiệp tư nhân
    CBCNV Cán bộ công nhân viên
    CBQLĐH Cán bộ quản lý điều hành
    CTCP Công ty cổ phần
    CT TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
    KQHĐSXKD Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
    LNTT Lợi nhuận trước thuế
    NHNN Ngân hàng Nhà Nước
    NHTM Ngân hàng thương mại
    NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
    TD Tín Dụng
    SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ
    VCB Vietcombank
    1
    LỜI MỞĐẦU
    
     Sự cần thiết của đề tài
    Khó ai có thể quên được sự kiện ngày 15 tháng 9 năm 2008, ngày mà ngân
    hàng đầu tư nổi tiếng hàng đầu của Mỹ -Lehman Brothers nộp đơn xin phá sản, mở
    màn cho sự sụp đổ hàng loạt của hệ thống ngân hàng Mỹ, kéo theo cơn bão khủng
    hoảng tài chính trầmtrọng nhất trong lịch sử loài người. Nguyên nhân sâu xa của
    cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007 –2009 chính là khủng hoảng tín dụng
    ngân hàng - mà cụ thể là: các khoản cho vay dưới chuẩn (subprime loans) và tình
    trạng cấp tín dụng bừa bãi. Điều này gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho hệ
    thống các ngân hàng trên thế giới, trong đó có Việt Nam về việc chú trọng đảm bảo
    an toànnợ vay.
    Sau 4 năm hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam
    đã có nhiều đổi mới và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên bất cập
    cơ bản của các ngân hàng là tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong khi việc kiểm
    soát rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế, vẫn chưa tìm ra giải pháp khắc phục. Chính
    điều này đang đẩy dần các ngân hàng đến chỗ phát triển không bền vững. Năm
    2009, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế là 37,73%trong khi huy động vốn nền
    kinh tế chỉ tăng 28,7% .Bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ cao trong khi khả năng
    cung ứng tiền có hạn, các ngân hàng còn lâm vào tình trạng nợ xấu gia tăng đột
    biến. Để phát triển ổn định và bền vững thì đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam
    cần xem xét cẩn trọng chất lượng tín dụng của mình.
    Hiện nay, một xu thế mới trên thị trường vốn Việt Nam là các Doanh nghiệp
    thay vì tìm đến ngân hàng để vay vốn tài trợ cho các dự án dài hạn, họ tự tìm nguồn
    vốn giá rẻ cho mình bằng cách thu hút vốn qua kênh TTCK. Vì vậy, tài trợ dài hạn
    của ngân hàngđang dần nhường chỗ cho tín dụng ngắn hạn, một khoản mục luôn
    chiếm ưu thế và được xem nguồn sinh lợi nhiều nhất cho ngân hàng.
    2
    Xuất phát từ thực trạng đó, em đã nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình hoạt
    động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Vietcombank Nha Trang vớiđềtàinghiên cứu
    là:“Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh
    Vietcombank Nha Trang”.
     Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Các báo cáo về hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng trong 3 năm
    2007-2009.
    - Số liệu thống kê về hoạt động tín dụng, công tác cho vay, công tác huy
    động vốn của ngân hàng Ngoại Thương Nha Trang qua 3 năm.
    - Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Ngoại Thương qua 3 năm
    - Trên cơ sở những nghiên cứu thực tiễn, đề tài có nêu ra một số giải pháp
    nhằm phát huy những thành tựu đạt được và hạn chế những mặt hạn chế, đồng thời
    đề xuất kiến nghị để có thể hoàn thiện hơn chất lượng tín dụng ngắn hạn tại
    Vietcombank Nha Trang.
     Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thu thập : thu thập các số liệu phục vụ cho đề tài qua sổ sách kế
    toán, các báo cáo tài chính, qua các hợp đồng tín dụng của Vietcombank Nha Trang
    - Phương pháp phân tích đánh giá : trên cơ sở những số liệu thu thập được để
    tiến hành phân tích, đánh giá, đưa ra nhận xétvề chất lượng tín dụng ngắn hạn của
    Vietcombank Nha Trang.
     Kết cấu của đề tài
    Bài viết tập trung nghiên cứu về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn
    hạn, tập trung vào những vấn để liên quan đến hoạt động tíndụng ngắn hạn tại ngân
    hàng Vietcombank Nha Trang. Trong khuôn khổ bài viết này, em chia thành 3 chương :
    Chương 1: Tổng quan về tín dụng và chất lượng tín dụng ngắn hạn.
    Chương 2 : Thực trạng chất l ư ợng tín d ụng ngắn hạn tại Vietcombank Nha Trang .
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại
    VietcombankNha Trang.
    3
     Những đóng góp của đề tài
     Về mặt lý luận :
    Giúp người đọc hiểu thêm về công tác tín dụng ngắn hạn tại các NHTM nói
    chung và Vietcombank Nha Trang nói riêng. Đồng thời cung cấp kiến thức về quy
    trình tín dụng ngắn hạn, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạnvà các
    nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn. Từ đó làm cơ sở lý luận để
    đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của các NHTM.
     Về mặt thực tiễn :
    Đánh giá một cách khái quát về hoạt động kinh doanh, thực trạngtín dụng
    cũng như tín dụng ngắn hạn của Vietcombank Nha Trang trong 3 năm2007, 2008,
    2009 giúp độc giả có cái nhìn chính xác về tiềm năng và những hạn chế trong hoạt
    động tín dụng ngắn hạn và đảm bảo chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
    Ngoài ra, đề tài đã đề ra một số giải pháp thực tế có thể áp dụng để nâng cao chất
    lượng tín dụng phù hợp với thực trạng của ngân hàng.
    4
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT
    LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
    
    1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
    1.1.1.Khái niệm về NHTM.
    Thuật ngữ Ngân hàng có từ rất lâu, trước khi nền sản xuất hàng hoá ra đời.
    Tuy nhiên, ngay từ đầu nó không mang cái tên Ngân hàng. Xuất phát từ nhu cầu của
    cuộc sống và công việc buôn bán mà các thương gia đã lập ra những nơi để đổi tiền,
    nhận tiền gửi và thu phí của người gửi, họ giúp chi trả và thanh toán hộ người gửi
    và ba nghiệp vụ đầu tiên hình thành, đó là: đổi tiền, nhận tiền gửi và thanh toán hộ.
    Lúc đầu người gửi tiền phải trả một khoản tiền phí cho các thương nhân này, nhưng
    về sau do áp lực cạnh tranh và do các khoản tiền gửi này sinh lợi nên các thương
    nhân này đã trả phí cho người gửi để tăng khả năng huy động. Qua một thời gian
    các thương gia này thấy rằng: luôn có một lượng tiền mặt ổn định đọng trong két
    họ. Trong khi đó một số thương gia buôn bán lại có nhu cầu vay. Vì vậy họ cho vay
    để kiếm thêm lợi nhuận, chính là mầm mống xuất hiện những nghiệp vụ nền tảng
    của NHTM.
    Mặc dù NHTM ra đời từ rất lâu nhưng các nhà kinh tế học, các nhà kinh tế
    vẫn chưa nhất trí với nhau về định nghĩa ngân hàng bởi do sự khác biệt về luật
    pháp, số lượng các nghiệp vụ, bối cảnh kinh tế, xã hội của các vùng khác nhau.
    Theo đạo luật ngân hàng Pháp (1941): Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp
    hay cơ sở mà nghề nghiệp thưởng xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình
    thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ
    trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính.
    Tại Việt Nam, theo luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 thì NHTM là
    “ngân hàng trực tiếp giao dịch với các Công ty, Xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan
    đoàn thể và các cá nhân bằng việc nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm cho vay và cung
    cấp các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên”.
    5
    Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước, nghành ngân
    hàng đã có những phát triển vượt bậc góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước.
    Ngành ngân hàng ngày càng hiện đại về công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ ngân
    hàng, tham gia rộng rãi vào thị trương tiền tệ trong khu vực và quốc tế.
    1.1.2.Chức năng của NHTM.
    Tầm quan trọng của NHTM được thể hiện qua các chức năng của nó. Các
    chức năng của NHTM có thể được nêu ra dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng
    nhìn chung có các chức năng sau:
    1.1.2.1.Chức năng tạo tiền.
    Để phục vụ cho lưu thông, giúp cho nền kinh tế phát triển, NHNN đưa một
    khối lượng tiền nhất định vào trong lưu thông. Lượng tiền đó phải đảm bảo đáp ứng
    nhu cầu của nền kinh tế, nhưng lượng tiền cung ứng vượt quá nhu cầu của nền kinh
    tế sẽ gây ra lạm phát có hại cho nền kinh tế. Với một lượng tiền cung ứng ban đầu,
    thông qua hoạt động nhận tiền gửi và cho vay của hệ thống NHTM đã làm tăng
    lượng tiền cung ứng so với ban đầu. Đây là chức năng chủ yếu của NHTM, chức
    năng tạo tiền. Và thông qua chức năng này của NHTM mà NHNN với những công
    cụ của mình như dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu có thể thực hiện các chính
    sách tiền tệ quốc gia nhằm đưa ra một khối lượng tiền phù hợp, ổn định được giá trị
    đồng tiền.
    1.1.2.2.Chức năng trung gian thanh toán.
    Với hoạt động này của mình, NHTM đã tạo điều kiện cho việc thanh toán
    giữa các tổ chức cá nhân được thuận tiện và đặc biệt là tiết kiệm được chi phí cho
    họ cũng như tiết kiệm chi phí cho xã hội. Bởi vì việc thanh toán qua ngân hàng
    được thực hiện tập trung, chuyên nghiệp và có công nghệ cao. Và cũng qua hoạt
    động thanh toán NHTM thu được những lợi ích nhất định. Ngày nay hoạt động
    thanh toán ngày càng phát triển tại các NHTM. Việc thanh toán không dùng tiền
    mặt được các ngân hàng khuyến khích.
    6
    1.1.2.3.Hoạt động huy động tiền gửi.
    Để có được nguồn vốn để thực hiện việc đầu tư tín dụng, NHTM đã tiến
    hành đã tiến hành huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Việc huy động
    vốn này giúp cho NHTM có đủ lượng vốn đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế.
    Tạo ra thu nhập cho người gửi tiền là một lợi ích mà hoạt động huy động vốn của
    ngân hàng mang lại. Những người gửi tiền vào NHTM sẽ được nhận tiền lãi, tạo thu
    nhập cho những khoản tiền nhàn rỗi của họ. Ngày nay để huy động được nhiều tiền
    gửi, NHTM đã phát triển rất nhiều loại tiền gửi khác nhau: Có kỳ hạn hoặc không
    có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi tiết kiệm
    1.1.2.4.Hoạt động tín dụng.
    Đây là hoạt động chủ yếu của NHTM bởi nó tạo ra thu nhập chính cho
    NHTM, duy trì sự tồn tại của NHTM. Đây cũng là hoạt động cơ bản và lâu dài của
    NHTM. NHTM dùng những khoản vốn huy động được để cho vay đối với nền kinh
    tế, nhằm giúp những người có nhu cầu có được vốn để thực hiện quá trình sản xuất
    kinh doanh của mình hoặc đảm bảo các nhu cầu khác. Với việc cho vay này NHTM
    đã tạo cho sự phát triển kinh tế được thông suốt và hiệu quả. Bởi nếu không có
    nguồn vốn vay từ ngân hàng thì rất nhiều doanh nghiệp không thể tiến hành quá
    trình sản xuất kinh doanh được. Hầu như mọi doanh nghiệp hiện nay đều vay vốn
    ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt động cho vay mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới
    dạng lãi vay. Càng cho vay được nhiều thì lãi thu được càng lớn. Tuy nhiên hoạt
    động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy việc nâng cao các khoản tín dụng là mục
    tiêu hàng đầu, sống còn trong hoạt động kinh doanh của mình để vừa đảm bảo có
    thu nhập cao vừa an toàn, hiệu quả.
    1.1.2.5.Tài trợ hoạt động ngoại thương
    Ngày nay khi mà hoạt động thương mại quốc tế ngày một phát triển, xuất
    nhập khẩu giữa các nước đã diễn ra mạnh mẽ thì đòi hỏi việc thanh toán quốc tế
    cũng như những hộ trợ khác cho thanh toán ngày càng nhiều. Việc đảm bảo thanh
    toán cho các doanh nghiệp giữa các nước đòi hỏi một tổ chức đứng ra phải có đủ
    khả năng và uy tín như NHTM mới đảm trách được. Các NHTM giúp cho các


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    
    1. Nguyễn Tuấn Anh (2009), “Mối quan hệ giữa hoạt động của Ngân hàng
    thương mại và tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí ngân hàng, (18), tr. 10 –13.
    2. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị
    quốc gia.
    3. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,
    Nhà xuất bản Tài chính.
    4. Nguyễn Minh Kiều (2005), Nghiệp vụ ngânhàng, Nhà xuất bản Thống kê.
    5. Thái Ninh (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, Nha Trang.
    6. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (2005), Cẩm nang tín dụng, Hà Nội.
    7. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (2006), Quy định của Ngân hàng
    Ngoại Thương Việt Nam về cho vay đối với khách hàng, Hà Nội.
    8. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (2008), Quy trình tín dụng đối với
    doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hà Nội.
    9. Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài
    chính.
    10. Bài viết tại các trang web: Saga.vn, Vneconomy.vn, Tapchiketoan.com,
    vcb.com.vn, Vntrades.com, hoidoanhnghiep.com, vietnambranding.com.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...