Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN Ở HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

    (nghiên cứu từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh Chohung Vina)


    3.1. Những ảnh hưởng của xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Qua hơn 15 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, có được sự ổn định và tốc độ phát triển khá cao. Trước xu hướng quốc tế hiện nay là hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta đang mở rộng hội nhập cùng khu vực và quốc tế. Nước ta tham gia kí kết các hiệp định thương mại với các nước trên thế giới, tham gia vào tổ chức ASEAN, kí hiệp định thương mại với nước Mĩ và sắp sửa tiến tới gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới(WTO). Khi tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế thì nền kinh tế thị trường mỗi nước sẽ trở thành những sân chơi chung cho các quốc gia, thị trường tài chính mở rộng phạm vi hoạt động không biên giới.
    Giờ đây hầu hết các nước đang phát triển đều coi xu hướng hội nhập là con đường phát triển, qua đó có thể học hỏi kinh nghiệm các nước tiên tiến trên thế giới về thành tựu công nghệ, đẩy nhanh tiến trình phát triển nước mình, tuy nhiên cũng vừa làm sâu sắc thêm quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế, và dẫn đến hoạt động của các tổ chức kinh tế nước ta sẽ trở nên khó khăn hơn, cho nên hơn bao giờ hết các tổ chức kinh tế phải tìm ra những giải pháp nâng cao nội lực của chính mình.
    Điều này đã được nhận rõ qua đường lối chính sách của Đảng nhà nước trong những năm vừa qua trong việc nỗ lực tìm kiếm các đường đi nhằm đẩy mạnh sức mạnh của các tổ chức kinh tế nước ta nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế.
    Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, vấn đề nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại quốc doanh nước ta còn đặc biệt quan trọng hơn vì hoạt động ngân hàng là hoạt động huyết mạch của một quốc gia, quyết định vận mệnh của một quốc gia. Khi tham gia hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài là không tránh khỏi. Yêu cầu của hội nhập là phải bình đẳng giữa các thành phần kinh tế không phân biệt các quốc gia khác nhau.
    Trước tình hình đó ngân hàng thương mại Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới hoạt động của mình nâng cao sức mạnh của chính mình thì mới mong trụ vững trong nền kinh tế. Trên thực tế trong những năm vừa qua tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại nước ta còn ở mức rất cao như bảng sau
    Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn ở ngân hàng thương mại Nhà nước năm 1991-2001
    Năm91929394959697989920002001
    Tỉ lệ NQH /TSC19.713.711.16.07.89.312.313.113.712.788.53
    (Theo tài liệu khoa học đào tạo ngân hàng số 2/2003)
    Với một tỉ lệ xấu cao như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình hoạt động trong ngân hàng. Ngoài hậu quả của nó là ngân hàng có thể sẽ mất vốn, mà hơn nữa nó còn làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, điều này có thể so sánh như trên thị trường chứng khoán, các công ty cổ phần có uy tín thì giá cổ phiếu của công ty đó sẽ cao hơn, công ty có khả năng huy động được nhiều vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nếu công ty nào mà bị giảm uy tín thì sẽ rất khó khăn trong hoạt động huy động vốn, hơn nữa đối tượng kinh doanh của ngân hàng đó là tiền tệ, do đó hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào lòng tin của khách hàng. Do đó việc tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng là điều quan trọng hiện nay của ngân hàng.
    Một trong những mục tiêu của việc thành lập ngân hàng liên doanh, hay ngân hàng nước ngoài ở nước ta là để nhằm học hỏi kinh nghiệm của họ, đặc biệt là những ngân hàng nước phát triển, bởi vì những nước phát triển hoạt động ngân hàng họ có một quá trình phát triển ngân hàng rất lâu so với ngân hàng nước ta do đó họ cũng tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động của mình. Do đó việc học hỏi kinh nghiệm và áp dụng linh hoạt vào hoạt động của ngân hàng nước mình là điều rất cần thiết, và đây cũng không phải là điều mới mẻ đối với nước ta trong những năm qua.
    Ngân hàng Chohung vina là ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam và nước Hàn Quốc, mà Hàn Quốc cũng là một nước có nền tài chính phát triển mạnh, và có những đặc điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện địa lí, kinh tế xã hội và đã nhiều quan hệ với Việt Nam trong những năm qua.
    Qua quá trình thực tập ở ngân hàng liên doanh Chohung vina em đã rút ra một sô những kinh nghiệm trong hoạt động của ngân hàng mà qua đó ngân hàng nước ta có thể tham khảo thêm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình.


    3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với các ngân hàng thương mại nước ta rút ra từ quá trình nghiên cứu ở ngân hàng Chohung vina
    3.2.1. Đối với quá trình thẩm định đối với các dự án xin vay vốn.
    Đối với một hợp đồng tín dụng, khâu thẩm định là một bước rất quan trọng. Có thể nói, thẩm định toàn diện mọi nội dung của dự án là một trong những yêu cầu quan trọng nhất giúp cho việc ra quyết định đầu tư của ngân hàng được chính xác đảm bảo tính khoa học, khách quan. Để được vay vốn, khách hàng phải giải trình dự án kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình với cán bộ tín dụng. Nội dung của công tác thẩm định nhằm khẳng định 2 vấn đề:
    Một là, phương án phải thoả mãn các điều kiện, nguyên tắc cho vay theo thể lệ chế độ quy định cụ thể đối với các khoản vay đó để có thể thu hồi được nợ gốc và lãi đúng hạn.
    Hai là, hồ sơ và thủ tục vay vốn phải đầy đủ hợp pháp, hợp lệ, nếu xảy ra tranh chấp thì phải đảm bảo tính pháp lý cho ngân hàng.
    Quá trình thẩm định dự án là bước nhằm để đưa ra quyết định cho vay hay không, như vậy thì ngân hàng phải kiểm tra hai điều từ hồ sơ và thủ tục vay vốn ở doanh nghiệp ; thứ nhất là tính chính xác của thông tin cấp cho ngân hàng, bước này đòi hỏi ngân hàng phải có trình độ phân tích và quan sát, tổng hợp các số liệu và tìm hiểu kĩ càng; thứ hai là kiểm tra tính khả thi của dự án mang lại, bước này nhằm để đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi hoàn thành dự án.
    Nói chung trong hai bước kể trên thì bước thứ nhất ngân hàng liên doanh Chohung vina làm khá tốt. Trước một hồ sơ xin vay ngân hàng liên doanh yêu cầu doanh nghiệp phải nói rõ mục đích mà doanh nghiệp vay mượn, và kiểm tra tính chính xác của mục đích đó. Ví dụ doanh nghiệp muốn vay để mua nguyên vật liệu thì doanh nghiệp phải trình hóa đơn mua hàng của mình ra, mua của ai, số tiền phải trả là bao nhiêu? Sau khi kiểm tra chính xác các thông tin đó ngân hàng sẽ tự chuyển đến cho tài khoản của người bán. Như vậy đương nhiên quá trình trở nên rất chặt chẽ và hiệu quả. Đây là bước rất quan trọng đối với một dự án vay vốn, vì nếu doanh nghiệp vay vốn để sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì ắt sẽ có nguồn thu về sau này và sẽ có khả năng thanh toán cho ngân hàng, còn trong trường hợp mà do ảnh hưởng của những nguyên nhân khách quan đem lại, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ngân hàng nên xem xét gia hạn nợ cho doanh nghiệp, để có thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thực hiện đúng chức năng của một ngân hàng chân chính. Ngoài ra ngân hàng cần phải tiến hành thẩm định các bước như sau



     
Đang tải...