Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    1- Sự cần thiết của đề tài

    Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu. Vì vậy ngành nông nghiệp giữ một vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng đất nước.
    Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn được Đảng ta rất quan tâm. Từ Chỉ thị 100 / CP - TW Ban bí thư Trung ương Đảng tháng 1/ 1981, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Nghị quyết 06/ NQ - TW ngày 10/ 11/ 1998. Về một số vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, gần đây trong Nghị quyết đại hội IX của Đảng đã khẳng định nông nghiệp, nông thôn và nông dân là vấn đề chiến lược có ý nghĩa to lớn.
    Từ năm 1990 trở về trước vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu thông qua cho vay đối với hợp tác xã nông nghiệp. Ngày 28 / 8/ 1991 Chính phủ ban hành Chỉ thị 202/ CT về việc cung cấp tín dụng cho nông nghiệp về nông thôn. Ngày 2 / 3 / 1993 Chính phủ ban hành nghị định số 14/ CP về chính sách cho vay hộ nông dân vay vốn để phát triển nông nghiệp, lâm, ngư diêm nghiệp và kinh tế nông thôn. Quyết định 67/ 1999/ QĐ - TTg ngày 30 / 3 / 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
    Nghị quyết 03 ngày 2 / 2/ 2000/ NQ - CP về kinh tế trang trại, Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại.
    Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành các văn bản, thể lệ tín dụng như: Quyết định 198 / QĐ - 1994 về thể lệ cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình và cho vay tiêu dùng. Quyết định số 367/ QĐ - 1995 về thể lệ tín dụng trung, dài hạn. Quyết định số 324/ QĐ - 1998 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, công văn số 320/ CP - 1999 về việc thực hiện quyết định 67/ 1999 - QĐ - TTg, Quyết định 324 QĐ - NHNo (2000). Quyết định 1627/ 2001/ QĐ - NHNo về việc ban hành thay thế quyết định 284/ QĐ - NHNo & phát triển nông thôn Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu cho vay phát triển nông nghiệp đã hướng dẫn cụ thể bằng các văn bản như: Quy định 499 A/ NHNo - 1993 về biện pháp nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất vay vốn đề phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, quyết định 180/ QĐ - HĐQT (1988) về việc ban hành cho vay đối với khách hàng; Công văn 791 / NHNo - 06 (1999) về việc thực hiện một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Nghị quyết liên tịch 2308 / NQLT/ 1999 giữa Trung ương hội nông dân Việt Nam và NHNo & PTNT Việt Nam về việc thực hiện một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ nông nghiệp nông thôn, quyết định 06/ QĐ - HĐQT (2001) về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng.
    NHNo & PTNT Việt Nam trong quá trình đầu tư vốn đã khẳng định được hiệu quả của vốn cho vay và khả năng quản lý sử dụng vốn của các hộ sản xuất.
    ở một số huyện thuần nông, hoạt động của NHNo & PTNT huyện Cao Phong - Hoà Bình đã góp phần đáng kể trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương. Từ năm 1993 đến nay 100% vốn của NHNo & PTNT huyện đầu tư cho các hộ gia đình phát triển sản xuất chăn nuôi, ngành nghề, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân.
    Xuất phát từ tình hình thực tế hoạt động của NHNo & PTNT huyện Cao Phong đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Phong” mang tính chất cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ, góp phần thực hiện chủ trường của Đảng và Nhà nước.
    2- Mục đích nghiên cứu đề tài
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hộ sản xuất, vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế hộ sản xuất, qua đó thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất.
    Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cao Phong. Từ đó thấy được những tồn tại để có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đói với hộ sản xuất và mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị để thực hiện giải pháp.
    3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Với tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề thực tiễn cụ thể trong hoạt động cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cao Phong
    4- Phương pháp nghiên cứu
    - Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh, đánh giá.
    - Kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của NHNo & PTNT huyện Cao Phong.
    5- Kết cấu khoá luận
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 3 chương.
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hộ sản xuất và chất lượng tín dụng hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường.
    Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Phong.
    Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Phong.



    Mục lục


    Lời mở đầu 1
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hộ sản xuất và chất lượng tín dụng hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường
    4
    1.1- Hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường . 4
    1.1.1- Khái niệm về hộ sản xuất 4
    1.1.2- Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường 5
    1.1.2.1- Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực ở nông thôn . 5
    1.1.2.2- Hộ sản xuất có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đẩy sản xuất hàng hoá, thúc đẩy phân công lao động dẫn tới chuyên môn hoá . 5
    1.2- Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất 6
    1.2.1- Khái niệm tín dụng Ngân hàng . 6
    1.2.2- Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất 7
    1.2.2.1- Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế 7
    1.2.2.2- Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn trong sản xuất nông nghiệp . 8
    1.2.2.3- Tín dụng Ngân hàng là kênh truyền tải vốn tài trợ của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn . 8
    1.2.2.4- Tín dụng Ngân hàng góp phần hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn 8
    1.2.2.5- Tín dụng Ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 9
    1.2.2.6- Tín dụng Ngân hàng đã góp phần khôi phục, phát huy các ngành nghề truyền thống . 9
    1.2.2.7- Tín dụng Ngân hàng góp phần ổn định chính trị - xã hội 10
    1.3- Chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất 11
    1.3.1- Khái niệm về chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất 11
    1.3.2- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất . 11
    1.3.2.1- Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất 11
    1.3.2.2- Nợ quá hạn sản xuất . 11
    1.3.2.3- Tỷ lệ thu nợ hộ sản xuất bằng nguồn thu thứ nhất . 12
    1.3.2.4- Tỷ lệ thu lãi 13
    1.3.2.5- Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất 13
    1.3.3- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 13
    1.3.3.1- Những nhân tố chủ quan 13
    1.3.3.2- Nhân tố khách quan . 15
    1.3.4- Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất 15
    Chương 2: Thực trang chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Phong 17
    2.1- Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cao Phong . 17
    2.1.1- Những thuận lợi khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cao Phong 17
    2.1.2- Khái quát tình hình kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cao Phong . 18
    2.1.3- Tình hình huy động vốn . 19
    2.1.4- Tình hình sử dụng vốn . 21
    2.1.5- Các hoạt động dịch vụ khác của Ngân hàng 23
    2.2- Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cao Phong . 24
    2.2.1- Việc thực hiện quy trình tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cao Phong . 24
    2.2.2- Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Cao Phong . 25
    2.2.2.1- Tình hình cho vay hộ sản xuất . 25
    2.2.2.2- Tình hình thu nợ hộ sản xuất 28
    2.2.2.3- Dư nợ cho vay hộ sản xuất . 29
    2.2.2.4- Vòng quay vốn tín dụng . 32
    2.3- Đánh giá thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cao Phong . 33
    2.3.1- Những kết quả đạt được 33
    2.3.2- Một số tồn tại và nguyên nhân 35
    Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất ở NHNo & PTNT huyện Cao Phong . 38
    3.1- Mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2004 của huyện Cao Phong và định hướng của NHNo & PTNT huyện Cao Phong về việc nâng cao chất lượng tín dụng trong những năm tới . 38
    3.3.1- Một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cao Phong năm 2004 38
    3.1.2- Định hướng chung của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam . 39
    3.1.3- Định hướng và mục tiêu kinh doanh của NHNo & PTNT huyện
    Cao Phong . 39
    3.2- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Cao Phong . 41
    3.3- Kiến nghị . 43
    3.3.1- Đối với Nhà nước 43
    3.3.2- Đối với Uỷ ban Nhân dân tỉnh, huyện 45
    3.3.3- Đối với NHNo & PTNT Việt Nam . 45
    3.3.4- Đối với NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình 46
    Kết luận . 49
    Tài liệu tham khảo
    . 51
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...