Chuyên Đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Ph

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn

    LỜI NÓI ĐẦU

    Việt Nam là nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở địa bàn nông thôn.Trong vài năm gần đây nông nghiệp nước ta đã có sự chuyển biến vượt bậc cả về năng suất và chất lượng. Vị trí vài trò của kinh tế nông nghiệp nông thôn đã được khẳng định trong các giai đoạn phát triển lịch sử đất nước. Nghị Quyết 10 của Bộ chính trị 1986 đã khẳng định: Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước. Và cũng từ đó đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Vị trí của hộ sản xuất trong việc phát triển kinh tế hàng hóa nông nghiệp là vô cùng quan trọng, nó là nguồn lực dồi dào cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đồng thời nó là thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp, tạo công ăn việc làm, tận dụng nguồn lao động trong nông thôn thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển và góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội.
    Dự thảo văn kiện đại hội IX của Đảng về phương hướng phát triển nông nghiệp nông thôn 2001- 2010 và kế hoạch 5 năm đã xác định các mục tiêu chiến lược: Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng khoảng 4% trong 5 năm đầu và 4,5% trong 10 năm. Theo kinh nghiệm quốc tế để tăng sản lượng thu hoạch nếu bỏ vốn đầu tư với hệ số 3,3 đến 3,5 lần, thì nông nghiệp nông thôn sẽ tăng từ 15-20%/ năm. Việc tạo ra thị trường vốn đến tận tay người nông dân đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp cũng như tính chất mùa vụ, chính sách sản phẩm, lãi suất hợp lý là yêu cầu quan trọng và cần thiết.
    Cùng với việc đổi mới của nền kinh tế đất nước, hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn nói riêng đã xác định rõ một trong những khách hàng lớn của mình là các hộ sản xuất. Văn Bàn là một huyện miền núi còn nghèo nàn, lạc hậu, ở đây các hoạt động thương mại ít, phần lớn là các hộ sản xuất nông nghiệp trồng hoa mầu, số còn lại là buôn bán nhỏ lẻ, chính vì vậy, việc phát triển quan hệ tín dụng đối với hộ sản xuất là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn. Song hiện nay quan hệ tín dụng giữa Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn đối với các hộ sản xuất còn hạn chế nên việc mở rộng cho vay hộ sản xuất đang là một hướng ưu tiên và là nhiệm vụ quan trọng của đơn vị nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết Trung ương Đảng lần VI. Do vậy việc nghiên cứu thực trạng tìm ra nguyên nhân và các giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để mở rộng cho vay hộ sản xuất là hết sức cần thiết, tuy nhiên bên cạnh việc mở rộng cho vay hộ sản xuất thì việc nâng cao chất lượng tín dụng, cũng là điều mà Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn cũng hết sức quan tâm và chú trọng. Nếu chất lượng tín dụng đạt ở mức cao sẽ tạo đà thúc đẩy hoạt động kinh doanh Ngân hàng, từ đó thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế nước ta đi lên.
    Nhận thức rõ về việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất là quan trọng đối với toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT huyện Văn Bàn nói riêng, trong quá trình học tập và nghiên cứu cũng như thực tập tại đơn vị bằng những kiến thức mà em thu lượm được, em đã chọn đề tài: " Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn "
    Làm khoá luận của mình, với mong muốn rằng sẽ đóng góp một phần công sức để nâng nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài khoá luận sẽ không tránh khỏi những khuyến khuyết vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các bạn và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo Hà Thị Sáu cùng toàn thể các cán bộ của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn đã tạo điều kiện và giúp em hoàn thành khoá luận.

    Mục lục
    Lời nói đầu 1
    Chương 1 3
    tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 3

    1.1. Tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất 3
    1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 3
    1.1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất 4
    1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 8
    1.2.1. Những vấn đề cơ bản về hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường 8
    1.2.1.1. Khái niệm và phân loại hộ sản xuất 8
    1.2.1.2. Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường 10
    1.2.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 11
    1.2.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng 11
    1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất 12
    a/ chỉ tiêu định tính 12
    b/ chỉ tiêu định lượng 14
    c/ Một số chỉ tiêu khác : 17
    1.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất 18
    a/ yếu tố môi trường 18
    b/ yếu tố thuộc về khách hàng : 19
    c/ yếu tố thuộc về Ngân hàng : 20
    Chương 2 22
    Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện văn bàn 22

    2.1. Sự ra đời và phát triển của NHNo & PTNT huyện Văn Bàn 22
    2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Văn Bàn 22
    2.1.2. Sự ra đời và phát triển của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 24
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 26
    2.2. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 27
    2.2.1. Công tác huy động vốn 27
    2.2.2. Hoạt động cho vay 29
    2.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác 32
    2.2.4. Kết quả kinh doanh 32
    2.3. Thực trạng tín dụng và chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn. 33
    2.3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn. 33
    2.3.1.1. Tình hình cho vay hộ sản xuất. 33
    2.3.1.2. Tình hình thu nợ hộ sản xuất. 36
    2.3.1.3. Tình hình dư nợ hộ sản xuất 38
    2.3.2.Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 39
    2.3.2.1. Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 39
    2.3.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất qua các chỉ tiêu khác. 45
    2.3.3. Đánh giá về chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn. 45
    2.3.3.1. Những kết quả đạt được 46
    2.3.3.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của tồn tại 47
    Chương 3 51
    Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 51

    3.1. Định hướng về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn đến năm 2010 51
    3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn. 52
    3.2.1. Hoàn thiện chính sách cho vay 52
    3.2.1.1. Đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất qua tổ nhóm tương trợ. 53
    3.2.1.2. Thực hiện cho vay không phải thế chấp 54
    3.2.2. Tăng cường huy động vốn và tiếp tục mở rộng các hình thức cho vay hộ sản xuất. 55
    3.2.2.1. Tăng cường công tác huy động vốn. 55
    3.2.2.2. Tiếp tục mở rộng các hình thức cho vay hộ sản xuất 56
    3.2.3. Đổi mới công tác tổ chức đào tạo cán bộ 57
    3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và áp dụng các biện pháp phân tích tài chính kỹ thuật trong quy trình tín dụng. 58
    3.2.4.1. Nâng cao chất lượng thẩm định 58
    3.2.4.2. Áp dụng các biện pháp phân tích tài chính kỹ thuật trong quy trình tín dụng . 59
    3.2.5. Tăng cường biện pháp quản lý tín dụng 59
    3.2.6. Không ngừng đổi mới khoa học công nghệ 60
    3.2.7. Các giải pháp đối với nợ quá hạn 61
    3.2.7.1. Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh 61
    3.2.7.2. Ngân hàng chủ động tìm các dự án và tư vấn cho khách hàng. 61
    3.2.7.3. Ngân hàng đưa ra các sản phẩm khuyến khích. 62
    3.2.7.4. Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng vay vốn. 63
    3.3. Những kiến nghị 64
    3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước . 64
    3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam 65
    3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 66
    3.3.4. Kiến nghị với NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai 67
    Kết luận 68
     
Đang tải...