Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 2/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN DÀI 69 TRANG
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Vấn đề xoá đói giảm nghèo được Chính phủ các nước coi như một chính sách xã hội quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Xoá đói giảm nghèo thường gắn liền với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việc thành lập riêng một định chế tài chính của Chính phủ nhằm hỗ trợ vốn cho người nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển là rất cấp thiết.
    Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Mục tiêu này đang được thực hiện bởi nhiều chương trình lớn của Chính phủ và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, được nhân dân tích cực hưởng ứng và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Việc thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo tháng 8 năm 1995 đã tạo ra kênh tín dụng dành cho đối tượng là hộ nghèo được vay vốn với lãi suất và các điều kiện tín dụng ưu đãi. Đây là bước tiến quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn và đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển.
    Từ ngày 04/10/2002 khi quyết định 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, lịch sử Ngân hàng Việt Nam chính thức chứng kiến sự hình thành một định chế tài chính tín dụng đặc thù của Nhà nước đó là Ngân hàng Chính sách xã hội. Được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu kinh tế chính trị - xã hội. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, phục vụ đối tượng là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, giải quyết việc làm theo chương trình 120, cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các chính sách ưu tiên khác, nhằm mục đích tập trung quản lý thống nhất những chương trình ưu đãi, phối hợp lồng ghép có hiệu quả dự án hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển thị trường lao động.
    Lào Cai là một tỉnh vùng cao bên giới phía Bắc, có 8 huyện và 1 thành phố, tổng dân số năm 2009 là 620 nghìn người, có 27 dân tộc anh em sinh sống, điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông, cơ sở vật chất còn rất nhiều khó khăn. Lào Cai có số xã vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn là 146 xã/162 xã phường, thị trấn, tỷ lệ đói nghèo còn cao, có 88% dân số sống ở vùng nông thôn, đời sống kinh tế chưa cao, trình độ dân trí thấp. Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn đó thì Lào Cai cũng được ban phát những tiềm năng như: khu du lịch Sa Pa, Bắc Hà, mỏ quặng Apatit, mỏ đồng cùng với cửa khẩu quốc tế thuận tiện cho việc thông thương với nước bạn Trung Quốc.
    Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai mới được thành lập cũng đã góp được một phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo. Nhưng cho đến nay tín dụng đối với hộ nghèo cũng còn nhiều vấn đề cần bàn như quy trình thẩm định ra sao, vấn đề uỷ thác cho các tổ chức xã hội, thực hiện giải ngân tại xã, kiểm tra sử dụng vốn vay, thực hiện thu lãi thu nợ như thế nào để phù hợp và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao chất lượng tín dụng, từng bước xoá đói giảm nghèo trên địa bàn.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai” nhằm mục đích đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn góp phần giải quyết vấn đề còn tồn tại và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Lào Cai.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
    Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Lào Cai để phát hiện những vấn đề còn tồn tại, tìm ra những nguyên nhân và biện pháp, kiến nghị nhằm củng cố nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo để góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Khóa luận tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Lào Cai với các số liệu sử dụng phân tích trong giai đoạn từ năm 2006 - 2008.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
    Khóa luận sử dụng những vấn đề mang tính chất lý luận phân tích chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Lào Cai để phát hiện những vấn đề còn tồn tại, tìm ra những nguyên nhân và biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo. Góp phần thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo, đồng thời nâng cao được uy tín của NHCSXH với nhân dân, với Đảng và Nhà nước.
    5. Kết cấu của khóa luận.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
    Chương 1: Tín dụng và chất lượng tín dụng của NHCSXH đối với hộ nghèo.
    Chương 2: Thực trạng về chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Lào Cai.
    Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Lào Cai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...