Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước tại ngân hàng công thương tỉnh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước tại ngân hàng công thương tỉnh Nam Định

    Lời mở đầu

    Nhờ đường lối đổi mới kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, hoạt động kinh tế trở nên sôi động hẳn lên. Các đơn vị cá nhân có quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, được quyền tự tạo lập vốn kinh doanh, tự chủ về mặt tài chính . Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngày càng lớn. Trong khi đó thị trường tài chính còn đang ở dạng sơ khai chưa phát triển, các công cụ tài chính đơn điệu kém hiệu quả, chưa có thị trường chứng khoán, hệ thống tài chính nhờ vào hoạt động của ngân hàng là chủ yếu. Do vậy ngân hàng là một trung gian tài chính có vai trò rất quan trọng, thực hiện việc huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế.
    Cùng với sự nghiệp đổi mới và những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng có những bước tiến mới, từ hệ thống Ngân hàng một cấp với hình thức cấp phát tín dụng sang hệ thống Ngân hàng hai cấp: quản lý Nhà nước và kinh doanh đầu tư tín dụng theo đúng nghĩa của nó, đáp ứng được yêu cầu lớn về vốn cho phát triển nền kinh tế, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên chất lượng hoạt động đầu tư tín dụng còn thấp, tỷ lệ nợ quá hạn đang ở mức cao chiếm 10% tổng dư nợ, trong đó đại bộ phận là nợ quá hạn khó đòi, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Từ thực tế trên đây em chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước tại ngân hàng công thương tỉnh Nam Định” cho đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng tham gia vào quan hệ tín dụng thể hiện với hai tư cách: Ngân hàng đóng vai trò thụ trái, hành vi này được gọi là đi vay, bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng, phát hành trái phiếu để vay vốn. Và ngân hàng đóng vai trò là trái chủ, hành vi này được gọi là cho vay. Nhưng vì tính chất phức tạp và vấn đề ở đây đề tài chỉ đề cập đến khía cạnh đi vay của Ngân hàng.
    Nâng cao chất lượng tín dụng đang là vấn đề đặt ra đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, không chỉ là Ngân hàng thương mại quốc doanh mà cả ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần.
    Tuy nhiên đề tài chỉ giới hạn việc nghiên cứu chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định.
    Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đền lý luận và phân tích thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nược tại ngân hàng công thương tỉnh Nam Định, rút ra những mặt làm được để phát huy và những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của nó và đưa ra các giải pháp kiến nghị thích hợp.
    Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được áp dụng chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phân tích và tổng hợp những số liệu cụ thể thực tế, để đưa ra những luận giải hợp lý có tính khoa học.
    Kết cấu của đề tài : Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, đề tài được chia thành 3 chương.
    Chương I - Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
    Chương II - Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định.
    Chương III - Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định.
    Đề tài được hình thành dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo Tiến sĩ Vũ Duy Hào cùng các đồng chí công tác tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định.
    Do hạn chế về trình độ hiểu biết đề tài không tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thày cô giáo trong khoa, các anh chị công tác tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Nam Định góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 3
    Chương I: Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp Nhà nước 5

    I/ Tổng quan về tín dụng và tín dụng Ngân hàng: 5
    1) Khái niệm và bản chất tín dụng: 5
    1.1 Khái niệm 5
    1.2. Chức năng của tín dụng 5
    2) Một số loại hình tín dụng doanh nghiệp có thể sử dụng trong nền kinh tế thị trường 6
    2.1- Tín dụng Ngân hàng 6
    2.1.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng Ngân hàng 6
    2.1.2 Chức năng của tín dụng Ngân hàng 7
    2.1.3 Các nguyên tắc tín dụng 8
    2.1.4 Các loại hình tín dụng Ngân hàng 8
    2.2- Tín dụng thương mại 9
    2.3- Tín dụng thuê mua 10
    2.4- Một số loại hình tín dụng khác 11
    II Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp Nhà nước 11
    1) Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường 11
    2) Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp Nhà nước. 14
    2.1 Tín dụng Ngân hàng bổ sung vốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. 14
    2.2 Tín dụng Ngân hàng giúp cho doanh nghiệp Nhà nước tổ chức quản lý kinh doanh có hiệu quả hơn. 16
    III. Chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp Nhà nước. 16
    1) Khái niệm chất lượng tín dụng 16
    2) Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 17
    3) Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước. 21
    4) Các cơ chế chính sách có liên quan đến chất lượng tín dụng hiện nay 24
    Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại chi nhánh NHCT tỉnh Nam định 26
    I. Khái quát về chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định 26
    1/ Giới thiệu về chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định 26
    2/ Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng công thương tỉnh Nam Định 27
    3. Cơ cấu khách hàng 28
    4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT tỉnh NĐ 29
    II. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định 34
    III. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định 41
    1/ Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân 41
    2/Những hạn chế trong công tác tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và nguyên nhân của hạn chế. 45
    Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại NHCT tỉnh Nam định 50
    I. Nhóm giải pháp mang tính trực tiếp 50
    1/Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng và dự án vay vốn 50
    2/ Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp để xác định mức đầu tư hợp lý, đảm bảo chất lượng đầu tư 52
    3/ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại NHCT tỉnh Nam Định 56
    4/ Tiêu chuẩn hoá cán bộ, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng 57
    5/ Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng 60
    II- Nhóm giải pháp mang tính hỗ trợ 62
    1/ Đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước phải ổn định trong từng giai đoạn 62
    2/ Hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ 62
    III/ Một số kiến nghị 63
    1) Đối với Nhà nước 63
    2) Đối với doanh nghiệp Nhà nước 64
    3) Đối với Ngân hàng nhà nước 68
     
Đang tải...