Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng n

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước theo hướng mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đảng ta thực hiện chủ trương công ngiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam phát triển với quy mô ngày càng lớn, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ vươn lên cạnh tranh với hàng hoá, dịch vụ của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế ngày càng tăng. Bên cạnh nguồn vốn tự có (thường không lớn ) các doanh nghiệp phải tìm mọi cách huy động lượng vốn lớn hơn nhiều để đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng thương mại là những địa chỉ cung cấp nguồn vốn chủ yếu để các doanh nghiệp thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh. Vì vậy, sự phát triển của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Do đó Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự phát triển của ngành ngân hàng nói chung, sự phát triển của các ngân hàng thương mại nói riêng, đặc biệt đối với các ngân hàng thương mại nhà nước được xếp loại doanh nghiệp đặc biệt.
    Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh vừa với danh nghĩa là một doanh nghiệp tổ chức hạch toán kinh tế kinh doanh, vừa với vai trò trung gian tài chính, trung gian thanh toán trong nền kinh tế. Với vai trò trung gian tài chính, ngân hàng thương mại tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối vốn cho các nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và doanh nhân theo nguyên tắc tín dụng. Chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ của các ngân hàng thương mại tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng, đồng thời kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn của các ngân hàng có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Các rủi ro của tất cả các khách hàng vay vốn đều ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Vì thế, để huy động được nhiều vốn và cho vay đảm bảo an toàn, có hiệu quả, đúng pháp luật có ý nghĩa sống còn đối với mỗi ngân hàng thương mại.
    Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo) là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội là một đơn vị thành viên của NHNo Việt Nam, một chi nhánh loại I. Chi nhánh đuợc thành lập trong quá trình NHNo đang đổi mới công nghệ, chi nhánh đang áp dụng những công nghệ mới nhất của hệ thống NHNo, thử nghiệm công nghệ mới để áp dụng rộng ra toàn hệ thống. Bởi vậy, nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng cơ sở để từ đó rút ra nhận xét về những thành công và những hạn chế, tồn tại, vướng mắc, trên cơ sở đó đề suất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng là điều cần thiết. Vì lẽ đó em chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
    Nội dung chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:
    Chương I: Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
    Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội.
    Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng nông ngiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội.




    Mục lục
    Lời nói đầu :
    Phần I:
    Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
    I/ Tín dụng ngân hàng. 7
    1/ Tín dụng ngân hàng. 7
    1.1/ Khái niệm về tín dụng. 7
    1.2/ Khái niệm về tín dụng ngân hàng. 7
    1.3/ Bản chất của tín dụng ngân hàng. 8
    2/Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. 8
    3 Các hình thức tín dụng ngân hàng. 12
    3.1 Phân loại theo thời gian cấp tín dụng. 12
    3.2 Phân loại theo thành phần kinh tế. 12
    3.3 Phân loại theo phương thức hoàn trả. 13
    3.4 Phân loại theo mức độ đảm bảo. 13
    3.5 Phân loại theo nguồn phát sinh các khoản tín dụng. 14
    3.6 Phân loại theo kỹ thuật cấp tín dụng. 15
    II Phương pháp đánh giá chất lượng. 17
    1 Khái niệm chất lượng tín dụng. 17
    2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng. 18
    2.1 Doanh số cho vay và doanh số thu nợ. 18
    2.2 Hệ số sử dụng vốn vay. 19
    2.3 Dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ. 19
    2.4 Tốc độ luân chuyển vốn. 20
    3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. 21
    3.1 Các nhân tố chủ quan. 21
    3.2 Các nhân tố khách quan. 25
    III Tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 27
    1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 27
    1.1 Khái niệm. 27
    1.2 Các đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 28
    2 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 30
    3 Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế. 33
    4 Vấn đề thực hiện tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. 34
    chương II
    Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam hà nội 37
    I Vài nét về chi nhánh ngân hàng nông nghiệp nông thôn nam hà nội. 37
    1 Quá trình phát triển và nhiệm vụ chủ yếu. 37
    1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 37
    1.2 Nhiệm vụ chủ yếu. 39
    2 Khái quát hoạt động cơ bản. 39
    2.1 Huy động vốn. 39
    2.2 Sử dụng vốn. 42
    2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế. 45
    2.4 Các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp. 46
    2.5 Kết quả tài chính. 46
    3 Phương hướng, mục tiêu hoạt động năm 2003. 47
    II. Tình hình thực hiện cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội. 47
    1 Các hình thức cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh. 47
    1.1 Cho vay từng lần. 48
    1.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng. 48
    1.3 Cho vay theo dự án đầu tư. 49
    1.4 Cho vay trả góp. 49
    1.5 Cho vay theo hạn mức thấu chi. 49
    2. Kết quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh. 51
    3. Chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh. 55
    3.1 Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với các DNVVN. 55
    3.2 Hệ số sử dụng vốn vay. 56
    3.3 Tỷ lệ nợ quá hạn. 57
    3.4 Tốc độ luân chuyển vốn. 58
    3.5 Thu nhập bình quân hàng năm
    chương III 59
    Một số giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội 61
    I. Định hướng về mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh Nhno Nam hà nội. 61
    II Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
    1.Sử dụng linh hoạt các phương thức tín dụng đối với DNVVN. 63


    63
    2. Thực hiện các biện pháp thẩm định kỹ trước khi cho vay và tăng cường kiểm tra trong và sau khi cho vay. 65
    3 Thực hiện các bảo đảm trong kinh doanh tín dụng. 71
    4 Chủ động tìm khách hàng và chú ý đầu tư vốn cho các doanh nghiệp liên doanh hợp tác đầu tư với nước ngoài, có kỹ thuật công nghệ hiện đại. 74
    5. Công tác cán bộ. 75
    6. Đổi mới chính sách khách hàng, quảng cáo sâu rộng về chính sách chế độ, thể lệ tín dụng của ngân hàng đối với các DNVVN. 78
    III Kiến nghị với NHNo VIệT NAM 80
    Kết luận 84
    Tài liệu tham khảo 86
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...