Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các nhtm trên địa bàn tphcm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM







    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    MỞ ĐẦU



    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới – Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đó được xem là bước ngoặt quan trọng khai thông bế tắc, phá bỏ rào cản giúp kinh tế Việt Nam có những bước nhảy xa hơn trong tương lai. Tuy nhiên, thách thức cũng sẽ là không nhỏ khi những cam kết của chúng ta với các nước về việc phá bỏ các hạn chế đối với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và những bảo hộ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp trong nước. Trong đó tài chính- ngân hàng là lĩnh vực đã được Chính phủ rất thận trọng trong quá trình đàm phán với các nước để đưa ra lộ trình thực hiện quyền bình đẵng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt nam.
    Để có thể đứng vững và cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài trong tương lai, ngành ngân hàng cả nước nói chung và TPHCM nói riêng cần có một sự chuẩn bị thật tốt, phải nâng cao năng lực hoạt động, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng của các sản phẩm dịch vụ đang cung cấp cho thị trường. Với đặc điểm hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam là tín dụng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập, vì vậy đây là nghiệp vụ cần ưu tiên chấn chỉnh và nâng cao chất lượng trước khi chúng ta bước vào cuộc cạnh tranh bình đẵng với các ngân hàng nước ngoài.
    Đề tài nghiên cứu về nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM, sẽ phân tích thực trạng về chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thời gian qua, xác định các nguyên nhân, những tồn tại tác động đến chất lượng của công tác tín dụng và từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng, nâng cao tính an toàn và hiệu quả cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

    Luận giải cơ sở khoa học liên quan đến các mặt hoạt động của công tác tín dụng

    Nghiên cứu kinh nghiệm của các ngân hàng Thái Lan trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa rủi ro tín dụng






    Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thưong mại trên địa bàn TPHCM, phân tích chất lượng tín dụng và các nguyên nhân tác động xấu đến chất lượng tín dụng thời gian qua
    Đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tín dụng của hệ

    thống ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    Đề tài nghiên cứu về chất lượng công tác tín dụng của các ngân hàng thương mại

    đang hoạt động trên địa bàn TPHCM

    Về không gian: Đề tài dựa vào các số liệu thống kê báo cáo về tình hình hoạt động, thực trạng của công tác tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM, từ đó phân tích tìm ra các nguyên nhân tác động đến chất lượng tín dụng trong thời gian qua.
    Về thời gian: Đề tài nghiên cứu chất lượng tín dụng, thực trạng và các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại TPHCM từ năm 2002 đến nay và xu hướng trong tương lai
    4. Phương pháp nghiên cứu:

    4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu:

    Đề tài chọn địa điểm nghiên cứu là các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM. Vì TPHCM hiện nay là trung tâm tài chính – ngân hàng lớn nhất nước, tập trung nhiều nhất các ngân hàng thương mại đang hoạt động, vì thế tính đại diện sẽ rất cao.
    4.2. Thu thập số liệu, thông tin nghiên cứu:

    Đề tài sử dụng nguồn số liệu từ báo cáo tổng kết hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn do Chi nhánh NHNN TPHCM thực hiện hàng năm. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng của một số ngân hàng thương mại làm dẫn chứng cụ thể.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

    Đề tài chỉ ra được những mặt còn hạn chế, kém an toàn và chưa hiệu quả của công tác tín dụng hiện nay tại các ngân hàng thương mại TPHCM, qua đó cần phải khắc phục và nâng cao chất lượng của công tác tín dụng giúp các ngân hàng thương mại hoạt động an






    toàn và hiệu quả hơn trước khi bước vào cuộc cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng nước

    ngoài

    Với những nội dung nghiên cứu của đề tài này chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ mang lại cho các ngân hàng thương mại TPHCM có thêm một tài liệu tham khảo trong việc xây dựng chiến lược cho công tác tín dụng để chất lượng ngày càng được nâng cao hơn. Bên cạnh đó, với những kiến nghị của đề tài chúng tôi cũng rất mong NHNN và các cơ quan quản lý phải có những chỉ đạo, sự can thiệp cần thiết giúp cho hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam được lành mạnh, hiệu quả và an toàn hơn.
    6. Kết cấu của luận văn:

    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, kết cấu của đề tài gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng. Trong phần này chúng
    tôi đề cập Các lý thuyết về hoạt động của NHTM, tín dụng và chất lượng của nghiệp vụ tín

    dụng. Bên cạnh đó, đề tài cũng dẫn chứng kinh nghiệm về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các NHTM Thái Lan.
    Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng của các NHTM trên địa bàn TPHCM. Trong phần này chúng tôi phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM TPHCM, thực trạng về công tác tín dụng, về tình hình nợ xấu và phân tích các các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hiện nay trên địa bàn.
    Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác tín dụng tại các NHTM trên địa bàn TPHCM thời gian tới.
     
Đang tải...