Thạc Sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá
    Mô tả bị lỗi font vài chữ chứ tài liệu không bị lỗi nhé

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ðOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC .iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vi
    1. Mở đầu 1
    1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài . 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 3
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
    1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu . 4
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu . 4
    2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 5
    2.1 Một số khái niệm 5
    2.1.1 Tín dụng hộ nông dân . 5
    2.1.2 Chất lượng tín dụng . 5
    2.1.3 Nợ có vấn đề 6
    2.2 Tín dụng hộ nông dân ở Việt Nam 7
    2.2.1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước về khuyến khích vay vốn đối với
    hộ nông dân . 7
    2.2.2 Vai trò của vốn tín dụng đối với sự phát triển kinh tế hộ nông dân 10
    2.2.3 Các tổ chức cung cấp tín dụng cho hộ nông dân . 17
    2.2.4 Phương thức tiếp cận vốn vay đối với hộ nôngdân 19
    2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân 21
    2.3 Chất lượng tín dụng trong cho vay hộ nông dân ở Việt Nam . 28
    2.3.1 Quan điểm về chất lượng tín dụng 28
    2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân 31
    2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 33
    3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 36
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36
    3.1.1. Đặc điểm cơ bản huyện Nông Cống . 36
    3.1.2 Đặc điểm hộ nông dân 37
    3.1.3 Đặc điểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn huyện
    Nông Cống 37
    3.2 Phương pháp nghiên cứu . 38
    3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 38
    3.2.2 Phương pháp điều tra . 39
    4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận . 42
    4.1 Tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và
    Phát triển nông thôn huyện Nông Cống 42
    4.1.1 Công tác huy động vốn . 42
    4.1.2 Công tác cho vay và thu nợ . 44
    4.2 Thực trạng chất lượng tín dụng cho vay hộ nôngdân tại Ngân hàng
    Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh
    Hoá 48
    4.2.1 Thực trạng chung 48
    4.2.2 Thực trạng từ nghiên cứu các hộ điều tra 50
    4.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chovay hộ vay nông dân
    tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Cống,
    tỉnh Thanh Hoá 59
    4.3.1 Tăng cường công tác huy động vốn, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về
    vốn cho hộ nông dân . 59
    4.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định, giám sát quy trình,
    kiểm tra xử lý nợ vay . 60
    4.3.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 62
    4.3.4 Thường xuyên tổ chức đánh giá phân loại khách hàng . 64
    4.3.5 Thường xuyên đánh giá rủi ro, phòng ngừa và trích lập dự phòng rủi ro
    tín dụng . 65
    5. Kết Luận 67
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
    Phụ lục 71


    1. mở đầu
    1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cả hệ thống ngânhàng, trong thời
    kỳ hội nhập, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ngày
    càng phát triển toàn diện đủ sức cạnh tranh với cácngân hàng và các tổ chức
    tín dụng khác. Để củng cố và nâng cao vị thế của mình, đòi hỏi tập thể lnh
    đạo ngân hàng và người cán bộ ngân hàng, phải khôngngừng học tập nắm
    vững chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu các vấn đề về kinh tế chính trị, x hội
    trong nước và thế giới để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Từ một nước nông
    nghiệp với sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình kinh tế khác, lúc này
    kinh tế hộ mới khẳng định được mình. Sự phát triển của kinh tế hộ đ mang lại
    những kết quả to lớn cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nông
    thôn nói riêng. Một thành tựu phải kể đến là nước ta từ một nước phải nhập
    khẩu lương thực, giờ đây Việt Nam đ trở thành một trong ba nước có sản
    lượng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới. Trong tình hình thực tế hiện nay kinh tế
    hộ chủ yếu cung cấp các sản phẩm tiêu dùng cho toànbộ nền kinh tế quốc
    dân. Do đó phát triển kinh tế hộ là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn phát triển
    kinh tế trước mắt và trong tương lai.
    Cùng với quá trình đổi mới của kinh tế đất nước, hệthống ngân hàng
    Việt Nam đ có những đổi mới không chỉ về cơ cấu tổ chức chuyển từ hệ
    thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng haicấp mà còn đổi mới cả
    về phương thức hoạt động và chất lượng hoạt động.
    Một trong những yếu tố quan trọng cần thiết cho quá trình phát triển
    kinh tế hộ là sự trợ giúp về vốn của các ngân hàng thương mại [4]. Với tư cách
    là người bạn đồng hành của nông nghiệp và nông thôn, Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam có chức năng,
    nhiệm vụ cơ bản và lâu dài là phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
    Với nhiệm vụ chủ yếu cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp, NHNo&PTNT
    đ hướng dẫn cụ thể bằng các văn bản: Quy định 499A/ NHNo –1993 về
    nghiệp vụ cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; Quyết
    định 180/QĐ- HĐQT 1998 về việc ban hành quy định cho vay đối với khách
    hàng; Quyết định 67/QĐ-CP-1999 một số chính sách tín dụng Ngân hàng
    phục vụ phát triển Nông nghiệp Nông thôn; Nghị quyết liên tịch
    2308/NQLT/1999 giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và NHNo&PTNT
    Việt Nam về việc thực hiện một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ
    Nông nghiệp Nông thôn; Quyết định 06/QĐ-HĐQT 2001; Quyết định
    666/QĐ-HĐQT-TDHo 2010 về việc ban hành quy định chovay đối với khách
    hàng và gần đây Chính phủ đ ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính
    sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực tế qua hơn 20 năm kể
    từ ngày thành lập cho đến nay. Khách hàng vay và tổng dư nợ của hộ sản xuất
    nông, lâm, ngư nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng quá nửa của NHNo&PTNT
    Việt Nam[6]. Trong những năm qua NHNo&PTNT Việt Nam với các chi
    nhánh của mình đ và đang là kênh chuyển tải vốn chủ yếu đến hộ nông dân
    góp phần tạo công ăn việc làm giúp người dân làm giàu chính đáng bằng sức
    lao động của mình. Tuy nhiên công tác cho vay hộ nông dân có tính chất phức
    tạp như món vay nhỏ lẻ, chi phí nghiệp vụ cao, địa bàn hoạt động rộng, chế độ
    tín dụng ban hành còn chưa đồng bộ chưa ăn khớp vớicác chính sách nông
    nghiệp – nông thôn, các thủ tục hành chính còn rườmrà, chồng chéo, sản xuất
    nông nghiệp luôn đối mặt với thiên tai, hạn hán, cơ chế bảo hiểm cho cây
    trồng vật nuôi chưa có, trình độ tiếp thu cái mới, tổ chức sản xuất của nông
    dân còn nhiều hạn chế nên việc cho vay hộ nông dâncòn gặp nhiều khó
    khăn. Chính vì các lý do đó nên hiện nay nhiều chi nhánh NHNo&PTNT gặp
    khó khăn trong hoạt động tín dụng của lĩnh vực này.Điều đó đòi hỏi mọi cơ
    chế, quy định, thể lệ chế độ cho vay hộ sản xuất cần phải cụ thể hoá và phù
    hợp thực tiễn, đảm bảo đơn giản gọn nhẹ xong phải an toàn vốn, dễ hiểu, dễ
    thực hiện xong phải đảm bảo tính pháp lý. Cán bộ ngân hàng đặc biệt là cán
    bộ tín dụng cần phải được trang bị kiến thức đầy đủ, thông thạo các nghiệp vụ
    cụ thể trong quá trình thẩm định, giải ngân, kiểm tra, xử lý thu hồi nợ ngoài
    ra cán bộ Ngân hàng phải am hiểu tình hình x hội, có trình độ nghiệp vụ,
    chuyên môn giỏi, tâm huyết với nghề, cán bộ tín dụng phải hiểu, thực hiện
    đầy đủ và đúng quy định cho vay đối với khách hàng ban hành theo Quyết
    định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 của Chủ tịch HĐQTNHNo&PTNT Việt Nam. Đồng thời có sự đồng trách nhiệm, có sự phối kết
    hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ngành đoàn thể mới có thể đảm
    bảo cho khoản vay có hiệu quả, an toàn vốn và nâng cao chất lượng tín dụng.
    Nông Cống là một huyện ở phía tây nam của tỉnh Thanh Hoá, phần lớn
    dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông, ngoài ra cũng có một số nghề phụ khác
    mang lại thu nhập. Theo định hướng, NHNo&PTNT huyện Nông Cống đ
    bám sát nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện, chủ động đầu tư vốn, góp phần
    triển khai thành công các chương trình phát triển kinh tế tại địa phương. Từ
    những nguồn vốn huy động được NHNo&PTNT huyện Nông Cống đ đáp
    ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn cho các hộ nông dânsản xuất phát triển, đời
    sống nông dân trong khu vực được cải thiện.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cho vay hộ nông dân, tôi
    chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân
    của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Cống tỉnh
    Thanh Hoá" với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công tác tín dụng hộ
    nông dân của NHNo&PTNT huyện Nông Cống.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Mục tiêu chung
    Đánh giá chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân từđó đề xuất một số
    giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vayhộ nông dân.
    Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng cho vay
    hộ nông dân, chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác cho vay hộ nông dân, chất
    lượng tín dụng cho vay hộ nông dân tại huyện Nông Cống.
    - Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay
    hộ nông dân tại NHNo & PTNT huyện Nông Cống.
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
    Thế nào là tín dụng hộ nông dân, chất lượng tín dụng hộ nông dân là gì?
    Cho vay hộ nông dân, chất lượng tín dụng hộ nông dân có gì khác với các đối
    tượng cho vay khác?
    Chất lượng tín dụng ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất kinh doanh của
    hộ nông dân và ngân hàng nơi cho vay?
    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng tín dụngcho vay hộ nông
    dân?
    Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân?
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi không gian: huyện Nông Cống là địa điểm thực hiện đề tài với 3
    điểm nghiên cứu là x Thăng long, x Công Chính, x Vạn Thắng.
    Phạm vi thời gian: nghiên cứu chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân
    trong 3 năm từ năm 2008, 2009 và năm 2010. Số liệu điều tra tập trung năm
    2010.
    Phạm vi nội dung: chất lượng tín dụng trong nông nghiệp nông thôn đặc
    biệt chú trọng đến chất lượng tín dụng cho vay đối với hộ nông dân.


    2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
    2.1 Một số khái niệm
    2.1.1 Tín dụng hộ nông dân
    Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hoá. Bản chất của tín dụng
    là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất
    định, có hoàn trả đầy đủ cả vốn và li[9].
    Trong nền kinh tế hàng hoá có nhiều loại hình tín dụng như tín dụng
    thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước.
    Tín dụng ngân hàng là sự tin tưởng lẫn nhau trong quan hệ đi vay và cho
    vay giữa các NH với các chủ thể kinh tế khác trong x hội, được thực hiện dưới
    hình thức chủ yếu bằng tiền tệ theo nguyên tắc hoàntrả và có li.
    Với đặc điểm tín dụng bằng tiền, vốn tín dụng ngân hàng có khả năng
    đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào của sản xuất lưu thông hàng hoá. Vì vậy, tín
    dụng ngân hàng ngày càng trở thành một hình thức tín dụng quan trọng trong
    các hình thức tín dụng hiện có.
    Hộ nông dân là một bộ phận của hộ gia đình, hộ gia đình là những hộ mà
    các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử
    dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh
    vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định.
    Tín dụng hộ nông dân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó
    NHNo&PTNT giao cho khách hàng là hộ nông dân sử dụng một khoản tiền để
    sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có
    hoàn trả cả gốc lẫn li.
    2.1.2 Chất lượng tín dụng
    Chất lượng tín dụng là một phạm trù phản ánh mức độrủi ro trong bảng
    tổng hợp cho vay của một tổ chức tín dụng. Để phản ánh chất lượng tín dụng,
    có rất nhiều chỉ tiêu nhưng nói chung người ta thường quan tâm: tỷ lệ nợ xấu
    trên tổng dư nợ, tỷ lệ và cơ cấu tài sản đảm bảo. Ngoài ra để đánh giá định tính
    về chất lượng tín dụng, người ta còn quan tâm đến cơ cấu dư nợ các khoản vay
    ngắn - dài hạn trong tương quan cơ cấu nguồn vốn của tổ chức tín dụng, dư nợ
    cho vay các lĩnh vực rủi ro cao tại thời điểm đó.
    Chất lượng tín dụng hộ nông dân được hiểu là một phạm trù phản ánh
    mức độ rủi ro trong cho vay hộ nông dân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
    triển nông thôn. ởViệt Nam, chất lượng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước
    Việt Nam căn cứ vào:
    - Nợ có đảm bảo bằng tài sản/Tổng dư nợ
    - Nợ vay dài hạn/ Tổng nguồn vốn
    - Nợ xấu/Tổng dư nợ
    - Nợ khó đòi/Tổng nợ quá hạn
    - Nợ khó đòi ròng (= nợ khó đòi - dự phòng rủi ro chưa sử dụng) nhỏ hơn
    hoặc bằng 0[1].
    Như vậy chất lượng tín dụng đối với cho vay nói chung, cho vay hộ nông
    dân nói riêng được coi là tốt khi các món vay được sử dụng vào đúng mục đích
    vay vốn, dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mónvay có đảm bảo bằng tài
    sản, cơ cấu nợ vay phù hợp với cơ cấu nguồn vốn và khoản vay được trích lập
    dự phòng rủi ro đầy đủ.
    2.1.3 Nợ có vấn đề
    Nợ có vấn đề là những khoản nợ vay đ quá hạn thanhtoán, thanh toán
    không đúng kỳ hạn (nợ quá hạn thông thường, nợ khó đòi, nợ chờ xử lý, nợ
    khoanh, nợ tồn đọng) và cả những khoản vay trong hạn nhưng có những dấu
    hiệu không an toàn có thể dẫn tới rủi ro.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bách khoa toàn thư(2011), Chất lượng tín dụng,
    http://vi.wikipediaorg/wiki/Ch%E1%BA%A5t_1%C6%B0%E1%BB%A
    3ng_t%C3%AD_d%E1%BB%A5ng.
    2. Kim ThịDung (1999), Thịtrường vốn tín dụng nông thôn và sửdụng vốn
    tín dụng của hộnông dân huyện Gia Lâm – Hà Nội, Luận án tiến sỹkinh
    tế, ðại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
    3. Lê văn Tế(2009), Nghiệp vụngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà
    Nội.
    4. VũHiền, Trịnh Hữư ðản, Nghịquyết TW IV (khoáVIII) và vấn ñềtín dụng
    nông nghiệp, nông thôn(1998), NXBChính trịquốc gia, Hà Nội.
    5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quy chếcho vay của TCTD ñối với
    khách hàng(ban hành kèm theo Quyết ñịnh số1627/Qð-NHNN, ngày
    31/12/2001), Hà Nội.
    6. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2009), Tổng
    kết 10 năm thực hiện Quyết ñịnh 67/Qð-TTg của Chính phủvềmột số
    chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.
    7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (1996),Cẩm
    nang tín dụng ADB, tập3, Hà Nội
    8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2010), Quy
    ñịnh cho vay ñối với khách hàng trong hệthống Ngân hàng Nông nghiệp
    và Phát triển Nông thôn Việt Nam (ban hành kèm theo Quy ết ñịnh số
    666Qð-HðQT-TD, ngày 15/06/2010), Hà Nội.
    9. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống
    kê, Hà Nội.
    10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống (2010), Báo
    cáo truyền thống 23 năm xây dựng và trưởng thành.
    11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống (2008), Báo
    cáo tổng kết hàng năm 2008.
    12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống (2009), Báo
    cáo tổng kết hàng năm 2009.
    13.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống (2010), Báo
    cáo tổng kết hàng năm 2010.
    14. UBND Huyện Nông Cống (2011),Niên giám thống kê giai ñoạn 2005-2010 .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...