Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Vi

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐẾ

    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
    Những năm vừa qua nền kinh tế đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất ấn tượng về ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng trong điều kiện cả thế giới chìm nổi trong khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức và cả những bài học quý báu.
    Nhìn lại bức tranh toàn cảnh kinh tế xã hội nước ta những năm qua, mặc dù thị trường tài chính tiền tệ có nhiều diễn biến phức tạp nhưng giá trị đồng tiền Việt Nam vẫn được giữ vững, lạm phát được duy trì ở mức thấp hơn, hệ thống ngân hàng vẫn hoạt động trong an toàn và đảm nhiệm xuất sắc vai trò mạch máu lưu thông của toàn nền kinh tế Thành tựu đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất trong khối ASEAN và là 1 trong 12 quốc gia có tăng trưởng kinh tế dương trong năm qua.
    Với thông tư 07 Ngân hàng Nhà nước mới ban hành, ngân hàng có quyền thỏa thuận lãi suất cho vay trung dài hạn với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng cho vay với kỳ hạn dài. Do đó, việc cho vay dự án đang được các ngân hàng đẩy mạnh. Chính vì vậy công tác thẩm định tài chính dự án cũng được triển khai mạnh mẽ và mang nhiều thách thức hơn. Bởi vì, cán bộ thẩm định thường chịu áp lực giới hạn về thời gian thẩm định để đáp ứng nhu cầu khách hàng nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác, các DAĐT thường đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và rủi ro rất cao. Tính cấp bách, tầm quan trọng của công tác này đã tạo cho tôi niềm say mê, hứng thú đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu để viết chuyên đề tốt nghiệp: "Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Gia Định – TP. Hồ Chí Minh".

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Ý thức được tính phức tạp của công tác thẩm định tài chính dự án cũng như tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề, tôi đã sớm định hướng cho đề tài những mục tiêu rõ ràng. Cụ thể mục tiêu của chuyên đề như sau:
    - Tổng hợp một số lý thuyết về thẩm định dự án đầu tư.
    - Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV Gia Định.
    - Đánh giá chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Gia định.
    - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV Gia Định.

    3. Đối tượng nghiên cứu
    Tên đầy đủ của chuyên đề tốt nghiệp là:” Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Gia Định – TP. Hồ Chí Minh”.Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án như quy trình, các phương pháp thẩm định và các nhân tố ảnh hưởng để từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng
    Đề tài được nghiên cứu và hoàn thiện ngoài lời cảm ơn, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo gồm những nội dung sau:
    Phần 1: Đặt vấn đề
    Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
    Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
    Chương 2: Kết quả nghiên cứu
    Chương 3: Giải pháp
    Phần 3: Kết luận và kiến nghị

    4. Phạm vi nghiên cứu
    Chuyên đề này tập trung nghiên cứu về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trên giác độ Ngân hàng, đóng vai trò là nhà tài trợ vốn trong các dự án đầu tư, từ đó đề ra những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
    Các số liệu chuyên đề nghiên cứu do Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Chi nhánh Gia Định – TP. Hồ Chí Minh cung cấp, được thu thập trong ba năm tài chính từ 2007 đến 2009.

    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề bao gồm:
    - Thứ nhất, dựa trên cơ sở phương pháp luận về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích, diễn giải và đưa ra kết luận.
    - Thứ hai, sử dụng phương pháp phân tích và so sánh để tổng hợp và làm rõ số liệu của Ngân hàng và dự án qua các năm. Phương pháp phân tích và so sánh số liệu chính là việc so sánh các số tuyệt đối, số tương đối và tiến hành phân tích thống kê để luận chứng về sự tăng trưởng cũng như xu hướng phát triển của Ngân hàng nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng.
    - Ngoài ra chuyên đề còn sử dụng phương pháp điều tra, phân tổ thống kê, phân tích cơ cấu để thể hiện tình hình hoạt động của Ngân hàng thông qua các bảng số liệu và biểu đồ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...