Tiến Sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trong chiến
    lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, đã nêu: ”Về quan điểm phát triển:
    Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu
    cầu xuyên suốt trong Chiến lược: Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ
    vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch
    cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất,
    hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều
    sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với
    phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng
    cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn
    coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí
    hậu. Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng
    đang đặt ra hết sức cấp thiết. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh,
    phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh
    và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính
    sách phát triển kinh tế - xã hội. Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính
    trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
    quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển
    nhanh và bền vững ”; về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô
    hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản
    xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế
    thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ
    chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và
    chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả,
    tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các
    ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị
    gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế;
    phát triển kinh tế tri thức. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát
    triển kinh tế xanh. Như vậy trong mọi chiến lược phát triển về kinh tế ngắn
    hạn, trung hạn và dài hạn của Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc
    đổi mới mô hình tăng trưởng để đảm bảo phát triển kinh tế phải tăng nhanh và
    phát triển ổn định nhằm nâng cao mức sống của người dân lao động, đảm bảo
    công bằng xã hội, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.
    Vì vậy, việc nghiên cứu những khái niệm cơ bản về chất lượng tăng
    trưởng kinh tế trong từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước là cần thiết
    nhằm đưa ra những chỉ tiêu thống kê kinh tế, xã hội và môi trường phản ánh
    chất lượng tăng trưởng kinh tế của từng thời kỳ và giúp cho công tác kế hoạch
    đề ra những chính sách tối ưu như phải có những gì và phải làm những gì để
    đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế có chất lượng.
    Kết thúc năm 2013 - là năm thứ ba Tuyên Quang thực hiện kế hoạch
    phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 với phương châm "Ổn định
    hài hoà, tập trung đột phá, khai thác tiềm năng, hội nhập phát triển" nhằm
    hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại
    hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV đề ra. Tuy nhiên, đến nay
    kinh tế Tuyên Quang về cơ bản vẫn kém phát triển, chất lượng tăng trưởng
    kinh tế của tỉnh đang còn rất nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến sự
    phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh. Việc nghiên cứu để đánh giá
    đúng chất lượng tăng trưởng kinh tế, phát hiện những tiến bộ ban đầu, chỉ ra
    các vấn đề và nguyên nhân chủ yếu của chúng, và trên cơ sở đó đề xuất một
    số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn là
    điều trăn trở của không chỉ lãnh đạo, các chuyên gia trong tỉnh, mà còn của
    đông đảo người dân Tuyên Quang cho đến nay. Chính vì thế, tôi chọn chủ đề:
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    "Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang"
    làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn cao học của mình.
    * Tổng quan nghiên cứu của Đề tài
    Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về tăng trưởng, hầu hết đều
    thống nhất tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô, sản lượng của nền
    kinh tế trong giai đoạn nhất định, đó là kết quả được tạo ra bởi tất cả các hoạt
    động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. Một số nghiên cứu có cách tiếp
    cận chất lượng tăng trưởng kinh tế dưới góc độ nền kinh tế có tốc độ tăng
    trưởng cao và duy trì trong một giai đoạn; tăng trưởng có hiệu quả (năng suất
    lao động, hệ số ICOR, đóng góp TFP) và có tính cạnh tranh cao; cơ cấu kinh
    tế chuyển dịch theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của nền
    kinh tế; tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi
    trường sinh thái; vai trò quản lý có hiệu quả của nhà nước .
    Từ năm 2005, trở lại đây, có rất nhiều báo cáo, bài viết phân tích và
    đánh giá chất lượng tăng trưởng dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, cụ thể
    là: Nguyễn Thị Tuệ Anh, Lê Xuân Bá (2005) trong ấn phẩm “Chất lượng tăng
    trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam”, các tác giả chỉ đưa
    ra một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam ở các nội dung: (1) đầu tư vào hình
    thành tài sản vốn vật chất và vốn con người; (2) nhận dạng mô hình tăng
    trưởng của Việt Nam và (3) phân phối thu nhập và mối quan hệ giữa bất bình
    đẳng và tăng trưởng của Việt Nam; Trần Thọ Đạt (2011) bài viết “Tổng quan
    về chất lượng tăng trưởng và đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt
    Nam” dưới nhiều khía cạnh khác nhau của tốc độ và chất lượng tăng trưởng,
    thể hiện qua các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất (tăng trưởng kinh tế nói
    chung và tăng trưởng của các khu vực), các yếu tố đầu vào (vốn, lao động,
    công nghệ, .) các yếu tố diễn ra trong bản thân quá trình sản xuất (chuyển
    dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế),
    các kết quả đạt được về tiến bộ và công bằng xã hội (lao động, việc làm và
    thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo vệ môi
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    trường); Nguyễn Ngọc Sơn (2011) tác giả dựa vào tốc độ tăng trưởng GDP
    chung của cả nước và đối với từng nhóm ngành (nông, lâm nghiệp và thủy
    sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ) trên các khía cạnh như: Hiệu quả của
    tăng trưởng kinh tế; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; cấu trúc của các yếu
    tố bên cầu cho sự tăng trưởng; cơ cấu tăng trưởng theo yếu tố bên cung; cấu
    trúc tăng trưởng theo ngành; chất lượng tăng trưởng theo mức độ lan tỏa .
    Tuy nhiên, việc nghiên cứu chất lượng tăng trưởng kinh tế của một tỉnh thì
    còn rất ít được đề cập; đặc biệt là một tỉnh miền núi như Tuyên Quang đến
    nay cũng chưa có một đánh giá và được đề cập đến một cách toàn diện.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Đề tài đưa ra đánh giá bước đầu về thực trạng chất lượng tăng trưởng
    kinh tế, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, góp
    phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Tuyên Quang.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên quan đến
    chất lượng tăng trưởng kinh tế.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế trên
    địa bàn tỉnh Tuyên Quang thời gian qua.
    - Xác định được những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến thực chất
    chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang cho đến nay.
    - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng
    tăng trưởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang trong những năm sắp tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng tăng trưởng kinh tế của
    tỉnh Tuyên Quang.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng và đưa ra đánh giá bước
    đầu về chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tuyên Quang xét theo góc độ
    kinh tế và một số nội dung về xã hội và môi trường.
    - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu vấn đề trên trong thời gian 4 năm
    (2010 - 2013).
    - Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
    4. Đóng góp khoa học của đề tài
    Luận văn với chủ đề trên sẽ đưa ra đánh giá bước đầu về thực trạng
    chất lượng tăng trưởng kinh tế, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất
    lượng tăng trưởng kinh tế, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của
    tỉnh Tuyên Quang. Nhờ đó, Luận văn sẽ góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu
    tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, học tập và chỉ đạo thực tiễn về
    phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nâng cao chất lượng tăng trưởng của
    một địa phương cấp tỉnh.
    5. Bố cục của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng
    biểu, kết luận, phụ lục, và tài liệu tham khảo. Luận văn được chia thành 4
    chương cụ thể như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tăng trưởng kinh tế.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh
    Tuyên Quang thời gian 2010 - 2013.
    Chương 4: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng
    kinh tế tỉnh Tuyên Quang thời gian tới.




    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC BẢNG . vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 4
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn . 4
    4. Đóng góp khoa học của đề tài 5
    5. Bố cục của đề tài 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
    TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 6
    1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế . 6
    1.1.1. Tăng trưởng kinh tế 6
    1.1.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế 8
    1.2. Nội dung đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế 10
    1.2.1. Chất lượng tăng trưởng theo quan niệm hiệu quả (năng suất) 10
    1.2.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế 12
    1.2.3. Chất lượng tăng trưởng kinh tế là năng lực cạnh tranh kinh tế
    của nền kinh tế, ngành hoặc doanh nghiệp được xem xét 12
    1.2.4. Chất lượng tăng trưởng kinh tế là phát triển bền vững 13
    1.2.5. Chất lượng tăng trưởng kinh tế theo quan niệm nâng cao phúc
    lợi của công dân và gắn liền tăng trưởng với công bằng xã hội . 15
    1.2.6. Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn được thể hiện ở vai trò của
    dân số, y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường . 15
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tăng trưởng kinh tế . 20
    1.3.1. Các nhân tố kinh tế 20
    1.3.2. Các nhân tố phi kinh tế 20
    1.4. Cơ sở thực tiễn về chất lượng tăng trưởng kinh tế . 20
    1.4.1. Kinh nghiệm của các địa phương và các nước 20
    1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Tuyên Quang 24
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu . 26
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
    2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 26
    2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu . 26
    2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu 26
    2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích . 26
    2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá nội dung bên trong (nội tại) của tăng
    trưởng kinh tế 27
    2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh đời sống văn hoá, xã hội gắn liền với
    tăng trưởng kinh tế 32
    2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển xã hội . 38
    2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường 39
    Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
    TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 40
    3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang . 40
    3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 40
    3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội . 40
    3.2. Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang . 42
    3.2.1. Chất lượng tăng trưởng về mặt kinh tế 42
    3.2.2. Chất lượng tăng trưởng về mặt xã hội . 62
    3.2.3. Chất lượng tăng trưởng về mặt môi trường . 70
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.2.4. Môi trường chính sách của địa phương . 71
    3.3. Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang 72
    3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 72
    3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân . 74
    Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
    TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TUYÊN QUANG 76
    4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng
    kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 . 76
    4.1.1. Quan điểm 76
    4.1.2. Định hướng 77
    4.1.3. Một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2015 78
    4.2. Dự kiến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất
    lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 . 78
    4.2.1. Định hướng 78
    4.2.2. Dự kiến một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2020 79
    4.3. Các giải pháp để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh
    Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020 80
    4.3.1. Hoàn thiện môi trường chính sách . 80
    4.3.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 81
    4.3.3. Giải pháp về huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 87
    4.3.4. Về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 88
    4.3.5. Về phát triển và nâng cao chất lượng khoa học - công nghệ . 89
    4.3.6. Tập trung phát triển và nâng cao kết cấu hạ tầng 89
    4.3.7. Gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công
    bằng xã hội 90
    4.3.8. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và hạn chế ô nhiễm môi trường . 92
    4.4. Kiến nghị . 93
    KẾT LUẬN 96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 98
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm trong nước
    GRDP Gross Regional Domestic Product
    Tổng sản phẩm trên địa bàn
    tỉnh, thành phố
    ICOR Incremental capital output ratio Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
    PCI Peripheral Component Interconnect
    Chỉ số năng lực cạnh tranh
    cấp tỉnh
    HDI Human development index Chỉ số phát triển con người
    Loren Loren curve
    Một loại đồ thị dùng để biểu
    thị mức độ bất bình đẳng
    trong phân phối
    TFP Total factor productivity Năng suất các nhân tố tổng hợp
    GINI Gini coefficient
    Hệ số được tính từ đường
    cong Loren
    CBR Crude birth rate Tỷ suất sinh thô
    TFR Total fertility rate Tổng tỷ suất sinh
    CDR Crude death rate Tỷ suất chết thô
    WB World Bank Ngân hàng thế giới
    IFAD
    International Fund for Agricultural
    Development
    Quỹ phát triển nông nghiệp
    quốc tế
    UNDP
    United Nations Development
    Programme
    Chương trình Phát triển Liên
    Hợp Quốc
     
Đang tải...