Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần hóa chất Quảng Ngãi

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần hóa chất Quảng Ngãi

    CHƯƠNG 1:

    GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với quá trình mở cửa hội nhập cùng thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải tham gia vào một cuộc chạy đua thực sự, cuộc chạy đua đem lại những lợi thế trong kinh doanh.Chính vì vậy, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt, chất lượng sản phẩm đang trở thành một yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung.

    Có thể khẳng định, chất lượng đang là vấn đề mang tầm quan trọng vĩmô nhưng để nâng cao chất lượng đạt mức tối ưu nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý trong hệ thống hoạt động của mình. Đây chính là chiến lược hàng đầu để các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực phấn đấu trong quá trình tìm kiếm, phát huy những phương án khả thi nhất cho việc sản xuất và cung ứng những sản phẩm có chất lượng thoả mãn và vượt kỳ vọng của khách hàng với giá thành hợp lý nhất. Do đó, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu khách quan thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường.

    Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi là một đơn vị sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm phân bón NPK hiệu Con ngựa. Thị trường tiêu thụ của công ty là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.Đây khu vực vốn phụ thuộc vào nông nghiệp là chính, có diện tích đất rộng lớn, rất thuận lợi cho việc canh tác các loại cây lượng thực và cây công nghiệp.Vì thế muốn đứng vững trên thị trường, muốn thành công trong kinh doanh, Công ty cần chú trọng vào nâng cao chất lượng các loại sản phẩm, xem đây là một giải pháp quan trọng nhất để không ngừng thỏa mãn nhu cầu thay đổi liên tục của con người.Vì lý do đó, mà em đã chọn “Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần hóa chất Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu.

    1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Đề tài được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm của công ty trong xu thế hội nhập.Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính, tiến hành phân tích tổng hợp, đánh giá đúng thực trạng chất lượng sản phẩm phân bón và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty.

    1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác nâng cao chất lượng và các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm phân bón tại Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi.

    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá chất lượng sản phẩm các loại phân bón NPK và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 của Công ty Cổ Phần Hóa Chất Quảng Ngãi.

    Đề tài được thực hiện với các số liệu thuthập tại Công ty trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến nay.

    1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, phân tích, đánh giá, quan sát thực tế và thu thập thông tin của công ty. Việc sử dụng các phương pháp này đã làm cho hệ thống số liệu, kiến nghị của đề tài chính xác và khả thi hơn. Bên cạnh đó, do thời gian nghiên cứu và khả năng tiếp cận đến các doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực phân bón ở tỉnh Quảng Ngãi là có giới hạn nên đề tài chỉ có thể nghiên cứu sâu vào sản phẩm chính của công ty là phân NPK các loại.

    1.6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

    Chương 1: Giới thiệu tổng quan của đề tài

    Chương 2: Cơ sở lý luận về Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm

    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

    Chương 4: Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi

    Chương 5: Kết luận và các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi


    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: 1

    GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1

    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

    1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

    1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

    1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

    1.6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI 2

    CHƯƠNG 2: 4

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 4

    2.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 4

    2.1.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm 4

    2.1.2. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm 5

    2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 6

    2.2.1. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế xã hội 6

    2.2.3. Chất lượng sản phẩm mang tính dân tộc 7

    2.3. PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 7

    2.3.1. Chất lượng thiết kế 7

    2.3.2. Chất lượng tiêu chuẩn 7

    2.3.3. Chất lượng thực tế 7

    2.3.4. Chất lượng cho phép 8

    2.3.5. Chất lượng tối ưu 8

    2.4. TẦM QUAN TRỌNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 8

    2.4.1. Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm 8

    2.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm 8

    2.4.2.1. Do yếu tố cạnh tranh 8

    2.4.2.2. Do yêu cầu của người tiêu dùng 9

    2.4.2.3. Do yêu cầu tiết kiệm 9

    2.4.2.4. Do đòi hỏi của một hệ thống quản lý kinh tế thống nhất 9

    2.5. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC CHẤT LƯỢNG 9

    2.5.1. Khái niệm quản lý chất lượng sản phẩm hiện đại 9

    2.5.2. Quá trình hình thành và phát triển của quản lý chất lượng 10

    2.5.2.1. Quá trình hình thành chất lượng 10

    2.5.2.2. Quá trình phát triển của quản lý chất lượng 10

    2.6. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 12

    2.6.1. Nhóm nhân tố bên trong 12

    2.6.2. Nhóm nhân tố bên ngoài 13

    CHƯƠNG 3: 15

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

    3.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 15

    3.2. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU 15

    3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 17

    3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp 17

    3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp 17

    3.3.2.1. Cách thức tiến hành: 17

    3.3.2.2. Nội dung câu hỏi điều tra khảo sát (xem phụ lục ) 17

    3.3.2.3. Đối tượng được điều tra khảo sát 18

    3.3.2.4. Phát phiếu điều tra khảo sát: 18

    3.3.2.5. Xác định nội dung phân tích 18

    CHƯƠNG 4: 19

    PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI 19

    4.1. PHÂN TÍCH THÔNG TIN THỨ CẤP 19

    4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi 19

    4.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 20

    4.1.2.1. Chức năng 20

    4.1.2.2. Nhiệm vụ 21

    4.1.3. Đặc điểm sản phẩm chính và tình hình tiêu thụ 21

    4.1.3.1. Đặc điểm sản phẩm chính 21

    4.1.3.2. Đặc điểm sản xuất sản phẩm chính 22

    4.1.3.3. Thị trường tiêu thụ 24

    4.1.4. Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm tại Công ty 25

    4.1.4.1. Một số vấn đề chung về chất lượng sản phẩm phân bón trong Công ty 25

    4.1.4.2. Công tác quản lý chất lượng của công ty 27

    4.1.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 34

    4.1.4.4. Đánh giá chất lượng sản phẩm phân bón NPK tại công ty 38

    4.2. PHÂN TÍCH THÔNG TIN SƠ CẤP (BẢNG CÂU HỎI) 40

    4.2.1 Phân tích bảng câu hỏi khảo sát đối với khách hàng. 40

    4.2.2 Phân tích bảng câu hỏi khảo sát đối với nhân viên bán hàng 44

    CHƯƠNG 5: 49

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI 49

    5.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 49

    5.2. KẾT LUẬN, ĐÁNH GIÁ 52

    5.2.1. Thuận lợi và cơ hội 53

    5.2.2. Khó khăn và thách thức 54

    5.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 55

    5.3.1. Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 55

    5.3.2. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ chủ chốt 55

    5.3.3. Tăng cường công tác bảo quản nguyên vật liệu 56

    5.4. KIẾN NGHỊ 56

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...