Chuyên Đề Giải pháp nâng cao chất lượng học tiếng Anh cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân v

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Tính cấp thiết của chuyên đề

    Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta khẳng định: nâng cao dân trí, phát huy tiềm năng trí tuệ,tư duy sáng tạo là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Trong đó, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục đào tạo là nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của đội ngũ giáo viên, xem “đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”.[6,tr.38]

    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ ra:”nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện”chuẩn hoá, hiện đại hoá,xã hội hoá”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”.[9,tr.95]

    Trong các trường đại học quân sự, đội ngũ giáo viên là một bộ phận quan trọng góp phần quyết định chất lượng giáo dục đào tạo, bồi dưõng đội ngũ sĩ quan quân đội ta, tạo nên nguồn nhân lực bậc cao, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nguời học viên đào tạo sĩ quan nói chung, đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn cấp phân đội nói riêng cần phải có những năng lực cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Trong đó việc phải có một kiến thức toàn diện trên tất cả lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng kể cả lý luận và thực tiễn.

    Nhận thức rõ điều đó những năm qua Đảng, Nhà nước, Quân đội, Trường sĩ quan Chính trị đã công tác đào tạo, bồi dưỡng thế hệ giáo viên trẻ, một trong những lực lượng chủ chốt làm công tác giảng dạy các môn khoa học xã hội nhân văn ở các nhà trường quân đội trong tương lai. Nhà trường đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện. Trong đó ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng là môn học không thể thiếu trong nội dung chương trình đào tạo bậc đại học đối với các đối tượng học viên trong Trường sĩ quan Chính trị nói chung và đối với học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội nói riêng.

    Trường sĩ quan chính trị đầu vào tuyển sinh là khối C nên hầu hết việc học Tiếng Anh thời phổ thông chưa được học viên quan tâm đúng mức. Một mặt trong khi đó việc học Tiếng Anh ở các địa phương lại gặp rất nhiều khó khăn. giáo viên ở trường chỉ tập trung dạy vào mỗi ngữ pháp cơ bản mà nếu chỉ học mỗi ngữ pháp không thì học trước lại quên sau. Vào môi trường đại học vốn Tiếng Anh rất nghèo coi như phải học lại từ đầu. Hầu hết các đồng chí chỉ dừng lại ở một vài cấu trúc ngữ pháp thông thường, vốn từ vựng ít ỏi, phát âm không chuẩn. Ngoài ra nhiều học viên ở địa phương do điều kiên gặp nhiều khó khăn nên thời phổ thông chưa hề được học ngoại ngữ,đây chính là trở ngại lớn cho học viên. Điều này đòi hỏi mỗi học viên cần có sự kiên trì, có người dẫn dắt và có phương pháp học tập hiệu quả để theo kịp với chương trình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...