Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thư

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU

    Hiện nay phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ là một trong những phương thức thanh toán phổ biến nhất trong lĩnh vực ngoại thương. Khi người bán và người mua ở những quốc gia khác nhau, lại bị ngăn cách bởi khoảng cách địa lý và pháp lý thì một cơ chế tín dụng chứng từ chuyển giao hàng-tiền thuận tiện, an toàn và đáng tin cậy dựa trên cơ sở xử lý chứng từ giao hàng để thanh toán tiền thông qua ngân hàng làm trung gian bảo đảm đã đáp ứng và giải tỏa những quan ngại của các bên tham gia giao dịch tín dụng chứng từ.
    Sau hơn hai năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hòa chung trong dòng chảy đó, các doanh nghiệp và ngân hàng Việt Nam, trong quá trình mua bán hàng hóa và thanh toán với các đối tác nước ngoài, đã từng bước tiếp thu và vận dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ một cách nhuần nhuyễn, hiệu quả; đem lại nguồn thu lớn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Trong những năm qua, dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ do chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế cung cấp đã phần nào hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương của các công ty tại Thừa Thiên Huế, góp phần trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc cung cấp dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ trong thời gian qua của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế vẫn còn nhiều hạn chế làm giảm lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Mặc dù, hiện nay, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế vẫn chưa phải chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ; tuy nhiên để chuẩn bị cho sự cạnh tranh trong tương lai gần thì đòi hỏi chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế phải hướng tới sự nhận thức mới về chất lượng dịch vụ, nhận diện được các khoảng cách, sự chưa tương xứng giữa dịch vụ cung cấp và nhu cầu để có thể cải thiện dịch vụ hiện tại và duy trì khách hàng, từ đó vận dụng các phương pháp quản lý chất lượng dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả.
    Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Huế” làm khóa luận tốt nghiệp.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    - Hệ thống hóa cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    -Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế.

    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Đề tài nghiên cứu và đánh giá chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế.

    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế qua 3 năm 2007-2009 với hai nội dung chính:
    - Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế
    -Đánh giá chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng một số phương pháp sau:
    Phương pháp nghiên cứu tàu liệu: tham khảo sách vở, báo chí, UCP 600, các nguồn luật liên quan. Phương pháp này dùng để hệ thống hóa cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn trực tiếp những người cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài tại Vietcombank Huế. Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn thu thập thông tin cần thiết và những số liệu thô liên quan.
    Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: phân tích, so sánh dựa trên số liệu thô, từ đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự tăng giảm của các chỉ tiêu xét trong đề tài. Phương pháp tổng hợp là phương pháp dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được để tiến hành khái quát vấn đề cần nghiên cứu từ đó rút ra kết luận.
    Phương pháp nghiên cứu định lượng: đề tài sử dụng thang đo SERVQUAL của Parasuraman & ctg (1988) để đo lường và đánh giá chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế trên góc độ khách quan.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...